Quyết định tạm dừng đưa lao động sang Nhật của bộ LĐTBXH Việt nam
Định kỳ 6 tháng, căn cứ vào tỷ lệ thực tập sinh tại Nhật Bản bỏ hợp đồng của các doanh nghiệp báo cáo.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét để tiến hành việc tạm dừng đưa thực tập sinh sang Nhật Bản đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ bỏ hợp đồng cao hơn 5% để doanh nghiệp tập trung thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ bỏ trốn cho đến khi tỷ lệ này xuống dưới 5%.
Đây là một trong những nội dung của công văn số 1123/LĐTBXH-QLLĐNN mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa gửi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động về việc chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng nêu rõ các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về thời gian đào tạo, làm việc, tiền lương, phí quản lý, đảm bảo chi phí, điều kiện sinh hoạt cho người lao động.
Lao động sang làm việc tại Nhật Bản không được làm quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Mức khấu trừ chi phí nhà ở từ tiền lương hàng tháng không vượt quá 20.000 yen/người/tháng (hơn 4 triệu đồng/người/tháng), đối với các thành phố lớn như: Tokyo, Osaka, Kyoto, Magoya thì mức khấu trừ không vượt quá 30.000 yen/người/tháng (hơn 6 triệu đồng/người/tháng).
Các khoản phí theo quy định chỉ được thu với mức không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm, không quá 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm. Ngoài ra, doanh nghiệp được thu từ người lao động không quá 5.900.000 đồng/khóa tiếng Nhật tương ứng với thời lượng khoảng 520 tiết học/khóa học.
Đặc biệt, doanh nghiệp chỉ được phép tuyển chọn và đào tạo thực tập sinh sau khi hợp đồng phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản có hiệu lực (đã đăng ký và được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chấp thuận) và phù hợp với kế hoạch tiếp nhận của các tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản.
Hiện nay, cả nước có 73 doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật Bản. Nhật Bản là một trong ba thị trường tiếp nhận đông lao động Việt Nam nhất và là thị trường thu hút nhiều lao động vì thu nhập cao./.
Lịch sử "mờ ám" của các nhà tắm công cộng phản ánh nền văn hoá lâu đời xứ Phù Tang
Rất nhiều người nước ngoài đến Nhật Bản đã bỏ qua việc trải nghiệm tại các nhà tắm công cộng, Sento hay Onsen. Không phải vì không có cơ hội mà vì họ cảm thấy xấu hổ và không quen với việc khoả thân tại nơi đông người.