Văn hóa xấu hổ của người Nhật Bản

Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt và tạo thành một nét văn hóa đặc sắc của riêng quốc gia, dân tộc đó. Nhưng chắc hẳn, bạn sẽ ngạc nhiên với văn hóa xấu hổ chỉ có tại Nhật Bản. Hãy cùng đi tìm hiểu về văn hóa này của Nhật Bản nhé!

Tại sao người Nhật Bản lại có văn hóa xấu hổ?

van-hoa-xau-ho-cua-nguoi-nhat-ban-1

Tại Nhật Bản, văn hóa xấu hổ được coi là một nét đẹp trong văn hóa chung của đất nước và con người Nhật Bản. Khi bạn có cơ hội được đến với đất nước Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ được cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa xấu hổ tại đây. Đối với con người Nhật Bản, văn hóa xấu hổ không phải là một sự tự nhận thức hay một hành vi kiểm điểm mang tính đạo đức, nhân phẩm đối với những hành vi của mỗi bản thân mỗi người. Mà đây là việc quyết định, đánh giá hành vi của chính bản thân mình theo những sự cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng và sự nhận xét, đánh giá của những người xung quanh. Nói cách khác, theo một hướng đơn giản và dễ hiểu hơn thì, văn hóa xấu hổ của người Nhật Bản chính là việc mà một người lo sợ sẽ bị xấu hổ trước mặt người khác.

Nguồn gốc xuất hiện của văn hóa xấu hổ của người Nhật

Lý do đầu tiên cần phải đề cập đến khi giải thích cho xuất xứ của văn hóa xấu hổ tại Nhật Bản, đó là bởi vì Nhật Bản là một quốc gia thần giáo, chính vì vậy mà họ rất e sợ và đương đầu với dư luận xã hội hay định kiến của người khác. Chính vì nguồn gốc quan trọng này, mà cho đến hiện nay, rất nhiều các quốc gia trên thế giới cũng phải công nhận một điều là, không có bất kì một quốc gia, dân tộc nào có thể đề cao việc giữ gìn thể diện lên trên hàng đầu trước mặt người khác như người dân Nhật Bản.

Một số ví dụ điển hình cho văn hóa xấu hổ tại Nhật Bản

van-hoa-xau-ho-cua-nguoi-nhat-ban-2-1

Một ví dụ rất điển hình cho văn hóa xấu hổ của người Nhật Bản, đó chính là các võ sĩ Samurai. Người dân Nhật bản có một câu thành ngữ rất nổi tiếng nói về tinh thần của người võ sĩ, đó là “Võ sĩ khi đói thì ngậm tăm”, câu nói này có nghĩa là, cho dù có lâm vào hoàn cảnh đói nghèo, bần hàn, túng thiếu đến như thế nào đi nữa, thì bản thân các võ sĩ Samurai cũng không cho phép bản thân mình để lộ điều đó ra bên ngoài, mà luôn có một hành động là ngâm tăm, để giả vờ như mình đã ăn uống no nê, để giữ thể diện cho bản thân.

Ngoài ra, giới võ sĩ và anh hùng của Nhật Bản còn có một tục nữa đó là tục mổ bụng nếu để bản thân thua kém hay thua trong bất cứ một nhiệm vụ hay trận chiến nào nhằm mục đích bảo toàn danh dự tối cao của giới anh hùng và võ sĩ Nhật. Đối với nhiều người dân trên thế giới thì họ cho rằng đây là một hành động có phần quá cực đoan, nhưng đối với riêng người Nhật thì họ lại cho rằng đây là một hành động vô cùng đẹp, thể hiện được tinh thần của con người Nhật Bản.

Văn hóa xấu hổ hiện nay tại Nhật

Có thể thấy rằng, gần đây, văn hóa xấu hổ ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ hơn trong xã hội Nhật Bản. Chắc chắn rằng bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng và cảm thấy khó khăn trong khi giao tiếp với người Nhật trong những lần đầu gặp gỡ bởi sự  xa cách, lạnh nhạt của họ.

van-hoa-xau-ho-cua-nguoi-nhat-ban-3-1

Văn hóa xấu hổ giúp người Nhật hình thành một nhân cách đẹp đẽ trong mỗi con người, nhưng nó lại gây ra những tác hại trong việc ngại giao tiếp, nói chuyện hay tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội hay các hoạt động tập thể, thậm chí đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngại kết hôn của phần lớn thanh niên Nhật.

Trên đây chính là một số những điều cơ bản về văn hóa ngủ gật của người Nhật Bản để bạn không quá ngạc nhiên khi đến đây lần đầu và có thể nhanh chóng hòa đồng với người Nhật và có thêm được nhiều kinh nghiệm hơn trong khi giao tiếp với người Nhật.

Nguồn: http://bitoco.edu.vn/

Tags:
Tại sao vấn nạn tự sát ở Nhật Bản được xem là “văn hóa lâu đời”?

Tại sao vấn nạn tự sát ở Nhật Bản được xem là “văn hóa lâu đời”?

Các đài truyền hình Nhật Bản đang đưa tin rầm rộ về vụ án giết người kinh hoàng ở tỉnh Kanagawa.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất