Tại sao vấn nạn tự sát ở Nhật Bản được xem là “văn hóa lâu đời”?
Trong số đó có 1 tình tiết đáng chú ý, trong số 8 nạn nhân nữ, có 1 người được xác nhận đã mất tích vào ngày 24/10.
Cảnh sát cũng xác định được người phụ nữ trên đã gặp hung thủ thông qua trang Web tự sát. Nhờ đó mở rộng điều tra xem còn ai liên quan đến vụ án trên và kịp thời ngăn chặn những vụ tương tự.
Vụ án có liên quan đến trang Web tự sát tập thể một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với người Nhật.
“Tại sao ở một đất nước giàu có như Nhật Bản lại có số người tự tử hàng đầu thế giới?”
“Vì đâu mà trang Web tự sát được tạo ra? Và nhằm mục đích gì? Hay chỉ là trò tiêu khiển của những tên bệnh hoạn?”
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn “rúng động” xã hội này.
Ngược dòng thời gian
Đối với nhiều người Nhật, vấn nạn tự tử đã trở thành “văn hóa lâu đời”, trong lịch sử đã từng có nhiều cuộc tự sát tập thể. Vào tháng 6 năm 1994, 10,000 người lính Nhật đã nhảy xuống vách đá tự tử vì không muốn nhận lấy nhục nhã khi đầu hàng quân đội Mỹ.
“Điều này có liên quan gì đến “tinh thần võ sĩ đạo” không?”.
“Tinh thần võ sĩ đạo” là triết lý sống của hầu hết tất cả người Nhật. Từ khi sinh ra người Nhật được dạy dỗ phải tự chủ bản thân, không bị cảm dỗ bởi vật chất, danh vọng, không hoảng loạn, lợi dụng, sa ngã khi gặp khó khăn, và sống vì lợi ích của mọi người, không ích kỷ, làm tổn hại đến người khác.
Nguồn haiphongjsc.com
Họ quan niệm rằng: “nếu chết thì phải chết một cách đẹp nhất” giống như hoa anh đào, lúc nở cũng đẹp, lúc tàn cũng đẹp. Nhưng từ “đẹp” ở đây không phải là sự xinh đẹp ở tuổi thanh xuân mà là sự trong sạch của tâm hồn, không bị vẫn đục bởi những điều xấu xa.
Hiện thực “đắng lòng”
Đó chính là quan niệm về “sự sống và cái chết” của người xưa. Nhưng ngày nay, người Nhật tự tử chỉ để chấm dứt tất cả, họ chán chường với cuộc sống và công việc hiện tại.
Một phần do những “quy tắc ngầm” trong xã hội đè nén cảm xúc của con người. Họ bế tắc, cảm thấy nhục nhã nên đã tìm đến cái chết để giải quyết mọi chuyện.
Mặc khác, mọi người đều tham gia bảo hiểm, trong đó số tiền bồi thường cho những người tự tử khá cao. Chính điều này làm cho con người có những suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống và cái chết.
Với áp lực về kinh tế cũng như thất nghiệp, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
Khi rơi vào những trường hợp như thế, nhiều người chọn cái chết để giải quyết vấn đề, sau khi chết, thân nhân của những người tự tử sẽ có một khoản tiền khá lớn.
Nguồn ibpf.org
Hiện nay với công nghệ thông tin phát triển mạnh, hầu như ai cũng biết đến Internet. Vì thế nhiều Website tự sát được tạo ra và mỗi ngày lượt truy cập các trang Web như thế này đạt con số không tưởng.
Tại đây những người có cùng vấn đề về cuộc sống thường tìm đến nhau, thay vì chia sẻ, tâm sự và tìm ra hướng giải quyết tích cực thì họ làm ngược lại, tìm cách để chết và rủ nhau tự sát tập thể.
Một số vụ tự sát còn kéo theo nhiều người vô tội, không liên can
Báo chí Nhật từng đưa tin 2 bé gái 14 tuổi rủ nhau tự tử bằng cách trộn chất tẩy quần áo với chất khử mùi để tạo ra khí độc. Điều nay vô tình làm 90 người khác sống cùng tòa nhà bị ngộ độc và sự việc nhanh chóng trở thành “trào lưu” được ưa chuộng.
Năm 2012, một vụ tự sát trong 1 gia đình gồm 5 thành viên, trong đó có 3 trẻ em đã gây “chấn động” dư luận. Họ dùng băng dính dán chặt những cánh cửa và đốt than củi. Có thể thấy vấn đề của người lớn dẫn đến cái chết thương tâm của 3 đứa trẻ.
Nguồn danviet
Con người ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam, nữ đều trở thành mục tiêu của “kẻ sát nhân vô hình”
Không chỉ những người ở lứa tuổi trung niên tìm đến cái chết khi bị dồn ép mà ngày nay nhiều thiếu niên còn ngồi trên ghế nhà trường và những người già cũng trở thành nạn nhân của “kẻ sát nhân vô hình”.
Năm 2014 là năm đầu tiên ghi nhận nguyên nhân tử vong cao nhất của những thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi do tự sát. Văn phòng Chính phủ Nhật Bản (CAO) ghi nhận, ngày 1/9 (ngày tựu trường sau kỳ nghỉ hè của học sinh Nhật Bản) hằng năm là thời điểm mà học sinh tự tìm đến cái chết nhiều nhất.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này là do các em bị bắt nạt ở trường.
“Bộ đồng phục trường học nặng nề như áo giáp. Tôi không thể tiếp tục chịu đựng không khí ở nhà trường. Tôi từng nghĩ đến chuyện tự vẫn vì như vậy còn dễ dàng hơn. Tôi nghĩ sẽ tự kết liễu vào ngày 1/9 cũng là ngày tựu trường”. Masa một học sinh thường xuyên bị bắt nạt chia sẻ với BBC.
Ông Shikou Ishi biên tập viên một tờ báo chuyên tư vấn học đường cho rằng: “Nếu bạn không tham gia vào các trò bắt nạt, bạn sẽ trở thành đối tượng bị bắt nạt”
Nguồn kenh14
Ngoài ra học sinh thường đặt nặng điểm số, các cuộc thi quan trọng như kỳ tuyển sinh vào những trường cấp 3 danh giá trở thành “chiến trường khốc liệt”.
Không chỉ ở các em mà ngay cả người lớn cũng xem trọng những vấn đề này. Vô hình tạo nên áp lực to lớn đối với các em và đó cũng là nguyên nhân gây chán nản, nhục nhã, từ từ dẫn đến trầm cảm và cuối cùng là tự vẫn.
Người già cũng không thoát khỏi “kẻ sát nhân vô hình” này. Ông lão 71 tuổi đã tự thiêu trên tàu cao tốc ở Nhật bất chấp sự can ngăn của mọi người xung quanh.
Sau cái chết của ông lão, mọi người tìm hiểu sâu thì phát hiện ông lão kiếm sống bằng việc nhặt lon ở những bãi rác. Hằng ngày phải sống trong cảnh thiếu thôn về vật chất và tinh thần đã đẩy ông lão đến bước đường cùng.
Nghèo khổ, già cả và cô đơn đã trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ thương tâm ở người cao tuổi. Wataru Nishida – một nhà tâm lý tại Đại học Temple ở Tokyo đánh giá: “Cô đơn dễ dẫn tới trầm cảm, rồi tự sát”.
Xã hội ngày càng hiểu rõ vấn đề và có những chuyển biến tích cực
Hiện nay bên cạnh Karoshi thì vấn nạn tự sát ở Nhật đã đến mức báo động. Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực để ngăn chặn vấn nạn tự sát của người dân.
Sau hàng loạt vụ bắt nạt dẫn đến tự sát của học sinh, các bậc phụ huynh dần dần quan tâm, động viên, an ủi, tâm sự với con cái của họ hơn.
Những suy nghĩ tích cực về chuyện học hành của phụ huynh đã tác động lên tâm lý của các em, từng bước làm cho các em thay đổi suy nghĩ, thái độ, cảm xúc của mình về chuyện trường lớp.
Nguồn radiosanq
Nhiều tổ chức nhân quyền, tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng bắt nạt học đường và phanh phui, lên án hiện trạng này.
Những người gia cô đơn được chăm sóc tận tình, chu đáo tại các viện dưỡng lão. Chính sách an sinh xã hội ở Nhật Bản phần nào giúp cho cuộc sống của người già được cải thiện tốt hơn.
Những người đàn ông có gia đình dành nhiều thời gian bên con cái cũng như vui chơi, tâm sự, trò chuyện với con nhiều hơn.
Có người cắt giảm thời gian bên ngoài và mỗi khi tan sở, họ thường về bên gia đình hơn là đi tiệc tùng với bạn bè. Ông bà, cha mẹ già bớt đi nỗi cô đơn khi con cháu dành ngày nghỉ về thăm họ.
Nguồn thanhnien
Nhiều công ty đã giảm bớt áp lực công việc đối với nhân viên và thực hiện chiến dịch Premiun Friday. Vào ngày thứ sáu của tuần cuối cùng của tháng, các nhân viên sẽ rời khỏi công ty vào 3 giờ chiều trong khi vẫn tính lương đầy đủ.
Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng mở các đợt Sale khủng để mọi người mua sắm thỏa thích, điều này giúp những người căng thẳng, mệt mỏi do công việc có thêm nhiều niềm vui, giải tỏa mọi lo âu trong cuộc sống.
Một đất nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản vẫn có những nỗi “khổ tâm”. Song hành với sự phát triển thịnh vượng, là áp lực công việc và nỗi lo âu, sợ hãi về một nền kinh tế “tuột dốc”. Tất cả đã ám ảnh người dân nước này.
Dân nhập cư ngày càng đông, dân số ngày càng già, tình trạng “trai ăn cỏ, gái cá khô” không thích yêu đương, lập gia đình ngày càng nhiều, cộng thêm số lượng người chết “lãng xẹt” của vấn nạn Karoshi và tự sát thì tương lai không xa thanh niên Nhật Bản sẽ trở nên khan hiếm.
Nguồn: Japo.vn
Người Mỹ có thành công khi “bắt chước” văn hoá Kawaii của Nhật?
KAWAII là khởi nguồn của văn hoá J-pop nổi tiếng toàn cầu.