Tɦươпg cảпɦ cɦị eɱ ɱồ côi пgɦẹп пgào: "Sɑo ôпg ɫrời ɱɑпg cả bố ɱẹ coп đi"
Tôi gặp hai chị em cô bé Trịnh Thị Minh Ánh (14 tuổi) và Trịnh Thị Minh Nguyệt (12 tuổi, ở thôn Phong Mỹ 1, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, Thanh Hóa), trong căn nhà còn nghi ngút khói hương.
Một lần nữa cái chết lại gõ cửa căn nhà khi bố Ánh bất ngờ mắc căn bệnh quái ác - ung thư vòm họng. Bàng hoàng đến rụng rời chân tay, Ánh không bao giờ dám tin rằng mẹ đã mất sớm, bố cũng bỏ chị em Ánh mà ra đi khi mới 42 tuổi.
Từ khi bố mất, Ánh như người mất hồn, không thiết ăn uống gì.
Mấy ngày nay, kể từ khi bốc nắm cát bỏ xuống nấm mồ cho cha, Ánh lầm lũi như một cái bóng không hồn. Thi thoảng, cô bé nắm chặt đôi tay của em gái vỗ về nỗi đau vốn dĩ quá lớn ập xuống cuộc đời hai chị em.
Hoàn cảnh khó khăn khiến bố em đã phải xuất khẩu lao động sang Đài Loan để mưu sinh khi các con còn quá nhỏ. Đi chưa được bao lâu thì vào mùa gặt năm 2012, mẹ em ngã từ trên cây rơm xuống đất qua đời. Năm ấy mẹ Ánh còn chưa tròn 30 tuổi. Hai chị em Ánh, đứa 6 tuổi, đứa mới chỉ lên 4 tuổi.
Em gái Ánh - Minh Nguyệt cũng hiểu nỗi bất hạnh ập xuống cuộc đời hai chị em mình.
Từ ngày mẹ mất, bố về nhà hẳn, ngày ngày đi làm thợ hàn để nuôi các con ăn học. Thương bố, chị em Ánh năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Thế nhưng, một lần nữa ông trời lại mang niềm hạnh phúc ít ỏi ấy ra đi.
3 năm trước, anh Trịnh Minh Hưng sốt liên miên, đau nhức vòm họng, rồi tím tái người, anh nhập viện và phát hiện bản thân mang căn bệnh hiểm nghèo.
Ngày mẹ mất, chị em Ánh còn quá nhỏ để hiểu nỗi bất hạnh của mình nhưng bây giờ khi bố cũng bỏ các em mà ra đi thì em cảm nhận nỗi đau lớn nhường nào.
Giây phút bố được bệnh viện trả về với kết quả ung thư giai đoạn cuối đã di căn, chị em Ánh như rơi vào địa ngục. Và rồi bố trở về cũng chẳng được bao lâu thì đi.
Hai chị em lúc nào cũng lầm lũi vì biết từ nay sẽ không còn cả bố mẹ trên cõi đời này.
Suốt 10 năm qua, hết ông bà nội mất vì ung thư rồi đến mẹ ra đi vì tai nạn lao động, giờ bố cũng về bên kia thế giới với căn bệnh ung thư quái ác.
Nỗi ám ảnh về cái chết cứ trở đi trở lại khiến trong giấc mơ, Ánh nhiều đêm giật mình bừng tỉnh. Giấc mơ kinh hoàng như chính bi kịch chị em cô bé đang trải qua.
“Bố biết bệnh của mình từ lâu nhưng mỗi lần đỡ bố lại đi hàn cho người ta để kiếm tiền nuôi chúng cháu. Cháu bảo bố đi chữa bệnh thì bố cứ bảo bố khoẻ rồi, bố không sao hết. Bố làm việc cho đến khi ngã quỵ, không thể gượng dậy được bố mới thôi. Cả cuộc đời bố vất vả, cực khổ cho đến lúc mất…
Con đường học hành khiến chị em Ánh không khỏi lo lắng.
Bố vẫn nói, bố tin ông trời không cho ai tất cả, cũng không lấy đi tất cả của ai. Bố nói vậy nhưng không phải vậy. Ông trời đã mang bố mẹ cháu đi, cướp đi của chị em cháu tất cả…”, nói đến đó, Ánh quay mặt đi, cắn chặt môi giấu nỗi đau đang đè nén trong lồng ngực.
Lúc còn sống, bố vẫn luôn nhắc chị em Ánh cố học hành để thoát cảnh cuộc sống nghèo khổ như bố mẹ. Vậy mà giờ đây bố ra đi, điều mà chị em Ánh không khỏi lo lắng là con đường học hành trước mắt. Ông bà ngoại già yếu, các bác cũng không khá giả gì.
Tài sản duy nhất bố để lại cho hai chị em là con bò.
Anh Trịnh Minh Huấn, bác ruột của chị em Ánh ngậm ngùi: “Từ hôm bố nó mất, hai đứa chẳng chịu ăn uống gì, chỉ ngồi một góc. Con em thì khóc suốt, con chị thì cố gắng chịu đựng nhưng tôi biết nó đau lắm. Chừng nấy tuổi, chúng hiểu hết khiến lòng tôi cũng xót xa lắm. Số phận gia đình em trai tôi nó bất hạnh, tôi cũng chẳng biết phải làm sao. Tôi cũng tính để chị em nó cúng hết 50 ngày cho bố rồi mang về nhà nuôi. Thôi thì mình khó khăn, cưu mang được đến đâu thì đến…".
Chiều nay Ánh và em vẫn ngồi ở bậc cửa như đang chờ đợi một hình bóng quen thuộc xuất hiện… Sẽ không còn bố trở về hôm nay và cả những ngày sau nữa. Ánh mắt hai đứa trẻ nhìn xa xăm như thiêu đốt cả một bầu trời vô vọng khiến lòng tôi cũng day dứt không yên….
Tɦươпg ɦɑi пgười ρɦụ пữ пgɦèo sốпg lɑy lắɫ, bữɑ đói bữɑ пo: Mơ ɱộɫ bữɑ cơɱ có ɫɦịɫ
69 ɫuổi, bà Tɦìп ɱɑпg đủ ɫɦứ bệпɦ ɫrêп пgười ɱà kɦôпg dáɱ đếп việп vì kɦôпg có ɫiềп, bà sốпg lɑy lắɫ ɫroпg đói пgɦèo cùпg cô coп gái пgớ пgẩп. Bà ước, được đếп việп với bữɑ cơɱ có ɫɦịɫ...