Tàu siêu tốc Nhật đẳng cấp nhất thế giới, nay vị thế đó đã rơi vào tay Trung Quốc?

Tàu hỏa là phương tiện giao thông đánh dấu bước tiến vĩ đại của con người trong việc di chuyển trên mặt đất, kể từ phát minh tàu hỏa chạy bằng hơi nước đầu tiên năm 1804 chỉ với tốc độ 8 km/h cho tới những con tàu siêu tốc đuổi kịp vận tốc máy bay…

Trong đó, Nhật Bản tuy không phải là quốc gia phát minh nhưng cũng sớm tiếp xúc với công nghệ này từ thời Edo khi tàu hỏa được nhà buôn người Scotland Thomas Blake Glover đưa tới năm 1868 với tên “Iron Duke”.

Cho tới nay, Nhật vẫn là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ tàu siêu tốc kể từ sau khi mở đầu kỷ nguyên đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới năm 1964. Giờ đây, khi nói tới tàu siêu tốc thì Shinkansen chính là niềm tự hào của người Nhật với tốc độ lên tới 320 km/h.

Trung Quốc tuy đi sau nhưng đang tiến rất nhanh về lĩnh vực tàu siêu tốc

Nhưng gần đây, Trung Quốc tuy đi sau rất lâu so với các nước tiên tiến nhưng đã tiến rất nhanh, dần chứng tỏ vị thế của mình.

Tuy là lĩnh vực chỉ mới bùng nổ những năm gần đây ở Trung Quốc nhưng quốc gia này đã vươn lên đứng thứ 3 thế giới, vượt mặt cả những cường quốc đi trước (theo đánh giá của trang CNBC), thậm chí Trung Quốc còn có những tuyên bố sẽ “vượt mặt” Nhật Bản về công nghệ.

Đó không phải là tuyên bố “ngông cuồng” khi hiện nay Trung Quốc đã có hệ thống đường cao tốc dài nhất thế giới (20.000 km – mạng lưới đường sắt Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ theo đánh giá trên kinhtedothi.vn năm 2017) mà dự tính sẽ tăng 30.000 km năm 2020 và 45.000 km năm 2030!

 

Nước nhật - 日本

Tàu Phục Hứng hiện là tàu thương mại chở khách nhanh nhất thế giới. Ảnh South China Morning Post.

Sau 1 thập kỷ học hỏi kinh nghiệm từ các cường quốc, gần đây quốc gia này đã đưa vào sử dụng con tàu cao tốc thương mại nhanh nhất thế giới có tên Fuxing (Phục Hưng) với vận tốc 350 km/h, tốc độ tối đa 400km/h (tuyến đường Bắc Kinh – Thượng Hải) vào ngày 21/09/2017.

Là con tàu siêu tốc đầu tiên mà Trung Quốc tự sản xuất hoàn toàn (không cần sự trợ giúp từ các nước phương Tây), thông qua việc tinh lọc công nghệ nước ngoài thì việc sử dụng hệ thống đẩy hybrid (sử dụng điện, pin hay thậm chí động cơ diesel) là cải tiến đáng chú ý nhất.

Con tàu có rất nhiều điểm vượt trội so với các con tàu thông thường khác như tuổi thọ dài hơn 10 năm, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 10% và được trang bị thiết bị chống va chạm cũng như tự động giảm tốc độ khi gặp sự cố.

Tờ CGTN dẫn lời nhà nghiên cứu cấp cao Jia Limin của chương trình đường cao tốc quốc gia Trung Quốc tiết lộ rằng tàu Phục Hưng còn được xuất khẩu sang Nga trong tương lai không xa.

Trước đó, Trung Quốc tỏ ra là đối thủ nặng ký trong cuộc cạnh tranh gay gắt với Nhật Bản nhằm xuất khẩu công nghệ đường sắt tốc độ cao ra nước ngoài khi đánh bại Nhật tại Indonesia để giành gói thầu xây dựng tàu cao tốc Jakarta – Bandung.

Liệu Trung Quốc đã thay thế vị trí của Nhật Bản về công nghệ tàu siêu tốc?

Dù cho đang sở hữu con tàu siêu tốc nhanh nhất thế giới, tuy nhiên, liệu Trung Quốc đã có thể thay thế vị trí của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ này?

Tàu siêu tốc Nhật Bản được đánh giá là an toàn và chính xác nhất thế giới. Ảnh japan-guide.com

Hiện tại, con tàu Linear của công ty vận tải đường sắt JR Tokai của Nhật đã phá vỡ kỷ lục thế giới vận tốc 603 km/giờ trong lần thử nghiệm năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 700 km/h vào năm 2027 khi chính thức đưa vào sử dụng.

Trong khi đó, kỷ lục thử nghiệm của Trung Quốc thuộc về con tàu CRH380A với tốc độ 486,1 km/h. Nhưng bên cạnh đó là tham vọng không tưởng khi Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Không Gian Trung Quốc (CASIC) tuyên bố sẽ tạo ra con tàu bay tốc độ cao đạt tốc độ 4.000 km/h.

Con tàu này sẽ dựa trên công nghệ tương tự với công nghệ mà Elon Musk sử dụng. Điều này càng thể hiện tham vọng của họ trong cuộc đua tốc độ.

Nhưng Nhật Bản không chạy đua về tốc độ

Sự kính nể mà thế giới dành cho Nhật Bản có lẽ không chỉ là những con tàu có tốc độ siêu việt mà đến từ sự an toàn, chính xác và cả tính chuyên nghiệp của dịch vụ này.

Các tuyến đường sắt xây dựng không có giao cắt đồng mức, tàu luôn chạy với tốc độ thấp hơn 80 đến 100 km/h so với khả năng nhằm bảo đảm an toàn. Dù chạy với tốc độ cao những con tàu Shinkansen có thể nói là “kỷ lục gia an toàn” nhất trong lịch sử khi chưa gây tai nạn nào!

Sự chính xác của đoàn tàu cũng khiến bất cứ cường quốc tàu siêu tốc nào phải ngã mũ khi sai số chậm trễ chỉ tính bằng giây dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ đi vào hoạt động và chở tới hàng tỷ lượt khách hàng.

Tai nạn năm 2011 của tàu siêu tốc Trung Quốc làm 40 người chết và 191 người bị thương người. Ảnh Kyodo News.

Ngoài ra, sự chuyên nghiệp của dịch vụ cũng thể hiện ở “7 phút thần kỳ”, đó là việc vệ sinh toàn bộ đoàn tàu chỉ trong… 7 phút!

Những cải tiến của loại tàu điện Shinkansen cũng không chú trọng vào tốc độ vì mỗi khi các kỹ sư thiết kế nâng cấp tốc độ lên khoảng 20-30 km/h thì độ an toàn lại được họ tăng lên gấp hai, ba lần.

Còn con tàu siêu tốc Phục Hưng được đưa vào sử dụng chỉ sau 6 năm tại nạn đường sắt kinh hoàng của loại tàu này khiến 40 người thiệt mạng. Liệu rằng công nghệ của Trung Quốc và độ an toàn có tỷ lệ thuận tới nhau, điều này chỉ có thể chờ đợi tương lai trả lời!

Lưu ý: Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ các loại tàu siêu tốc (chở hàng hóa hay người?) vì thực tế có những loại tàu có tốc độ lên tới 574,8 km/h như:

Tàu điện có bánh LGV Est của Pháp (gấp 2 lần tốc độ Boeing 727), tàu tên lửa Rocket sled không người lái của Mỹ với tốc độ tối đa 10,325 km/h hay tàu JR – Maglev MLX01 không bánh với tốc độ lên tới 581 km/h năm 2003.

Nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tàu đệm từ trường thương mại vì kỷ lục trên chỉ là thử nghiệm chứng minh ý tưởng hay dùng để chở hàng hóa và chạy ở tốc độ tối đa chứ không áp dụng trong dịch vụ chở khách thông thường.

Tags:
Lễ hội thắp đèn Hachimanbori ở Venice xứ hoa anh đào

Lễ hội thắp đèn Hachimanbori ở Venice xứ hoa anh đào

Omihachiman chính là một trong những điểm đến đắc sắc ở quanh hồ Biwa, kho báu bí ẩn vùng Kansai của Nhật. Với hệ thống kênh đào độc đáo, đây chính là nơi được mệnh danh là Venice thu nhỏ của tỉnh Shiga.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất