Những trò chơi làm trẻ em Nhật thích thú
Bên cạnh đó, mọi người còn khuyến khích trẻ phát triển khả năng vận động, sự tập trung cao độ, rèn luyện sự phối hợp tay và mắt cũng như sự phản ứng nhanh với môi trường xung quanh thông qua các trò chơi quen thuộc.
Bây giờ, hãy cũng Japo tìm hiểu đó là những trò chơi nào:
1. Ayatori
Đây chính là trò chơi đan dây và thường được hiểu là trò chơi của các bé gái vì trò này khá nữ tính. Các bé sẽ dùng một sợi dây dài 120cm, buộc 2 đầu lại và dùng tay thắt thành những hình như: ngôi sao, cây cầu, con bướm…Sợi dây có thể là các sợi len nhiều màu sắc hoặc đơn giản là sợi dây thun.
Bé gái đang thích thú với trò Ayatori (nguồn internet)
Ayatori giúp trẻ có được sự khéo léo khi dùng những kĩ thuật độc đáo tạo ra nhiều hình dạng cho sợi dây. Bên cạnh đó giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự linh hoạt giữa tay và mắt.
Có lẽ trò chơi này thường thích hợp với các bé gái vì môn này đòi hỏi sự kiên trì và không cần dùng nhiều sức lực, thứ mà các bé trai luôn muốn thể hiện.
Còn đây là thiên tài “nữ tính” chơi dây (nguồn internet)
2. Beigoma
Beigoma còn được biết đến là trò chơi con quay hay con vụ của trẻ em. Để chơi trò này, các em cần chuẩn bị một cái thùng và một miếng bạt phủ lên trên miệng thùng, tạo thành sàn đấu.
Trẻ em Nhật Bản sử dụng con vụ bằng ngang là chủ yếu, nhưng trước đây chúng làm bằng các vỏ sò được mài, trau chuốt thành nhiều hình dạng mạnh mẽ.
Một loại con vụ bằng gỗ
Trò chơi này giúp các em rèn luyện kĩ năng sáng tạo khí tạo hình cho con vụ, khả năng điều khiển cũng như những kĩ thuật cần thiết để trở thành người chiến thắng sau cùng.
Các con vụ đầy màu sắc và nhiều hình dáng mạnh mẽ xuất hiện ngày càng nhiều
Cách chơi cũng rất đơn giản, lấy một sợi dây quấn quanh con vụ rồi quăng vào sàn đấu cùng một lúc, con vụ nào quay lâu nhất sẽ thắng. Trò này có thể chơi với nhiều người cùng lúc, có khi chúng chạm vào nhau như đang chiến đấu vậy.
Không chỉ các bé trai mà cả người lớn và các bé gái cũng tham gia
Đúng vậy trò chơi này thường hấp dẫn các bé trai hơn nhưng không phải vì thế mà không có các bé gái tham gia. Tuy nhiên con gái mà chơi trò con trai thì cá tính lắm đấy.
3. Otedama
Trò tung hứng Otedama là một trong những trò chơi truyền thống của trẻ em Nhật Bản tương tự như trò banh chuyền hoặc thảy đá của trẻ em Việt Nam.
(nguồn internet)
Các túi dùng để chơi Otedama gọi là Ojami thường được làm từ những mảnh vãi cũ, nhiều màu sắc, bên trong thường chứa đậu hoặc các hạt nhựa li ti.
Các túi Ojami đa dạng nhiều màu sắc
Trẻ em vừa chơi vừa hát, vừa tung hứng các túi Ojami. Trò này giúp các em phát triển trí não tốt, sự phối hợp một cách ăn ý giữa tay và mắt, tạo sự gần gũi, thân thiết giữa các em.
4. Kendama
Kendama là trò chơi được trẻ em Nhật Bản yếu thích nhất. Trò chơi đòi hỏi các em phải có sự khéo léo, sự phối hợp nhịp nhàng, phản xạ giữa mắt, tay và chân. Các em có điều kiện để phát triển sức tập trung, khả năng cân bằng, dẻo dai thông qua trò chơi.
Kendama có cấu tạo bao gồm tay cầm có hình dạng như thanh kiếm nối với quả bóng. Hai bên của tay cầm là hai cái chén lõm với kích thước khác nhau.
Một đầu được chuốt nhọn dùng để đâm vào qua bóng, đầu còn lại là một cái chén lớn. Một sợi dây nối quả bóng với tay cầm. Kendama thường làm bằng gỗ, nhưng ngay nay hầu hết chúng được làm bằng nhựa với nhiều hình dạng và màu sắc bắt mắt.
Cách chơi rất đơn giản, tung quả bóng và dùng các chén hứng, sau đó dùng đầu nhọn đâm vào quả bóng. Tuy thấy rất dễ dàng để chơi trò này nhưng nó có tới hơn 1000 kĩ thuật đặc biệt để tung quả bóng lên các chén và đâm vào cái lỗ trên quả bóng.
Các em nhỏ ngoài việc được vui chơi thỏa thích mà còn phát triển nhiều kĩ năng có ích nữa. Ngày nay không chỉ những em nhỏ chơi các trò này thậm chí người lớn cũng thấy thích thú chơi chung.
Các trò chơi này cũng gần giống với nhiều trò chơi dân gian của Việt Nam. Nếu ai có em nhỏ hoặc ngay chính bản thân muốn trở về tuổi thơ thì nên bày ra chơi liền đi nhé. Chúc các bạn vui vẻ.
Ashirogi
Việt Kiều về nước bọc hành lý bằng 2 tấm thép để tránh mất đồ tại sân bay
Đây là cách bảo vệ hành lý của một Việt Kiều khi về tới Việt Nam. Anh đã bọc 2 lớp lưới thép cùng với 1 thùng nhựa cứng nhầm tránh sự tò mò cũng như mất đồ tại sân bay