Ở quốc gia này, người dân dù nhiều tiền vẫn chẳng thấy hạnh phúc: Nguyên do đến từ 1 vấn đề cắm rễ trong xã hội
Theo Giáo sư Kwon Jun-soo, chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần học tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, mức độ hạnh phúc của người dân Hàn Quốc trong thời gian gần đây là vấn đề đáng lo ngại.
Tỷ lệ tử vong do vấn đề tâm lý đang nằm ở mức khá cao trong nhóm những người trong độ tuổi từ 12 đến 39. Với tỷ lệ sinh là 0,8 và chỉ có 200.000 trẻ sơ sinh mỗi năm, mức sinh đã xuống mức thấp nghiêm trọng. Điều này đã cho thấy rằng, ngày càng có nhiều người trẻ Hàn Quốc đang từ bỏ việc hẹn hò, kết hôn và sinh con. Tình trạng này có thể dẫn tới việc dân số già đi nhanh chóng và sự cô đơn của người cao niên ngày càng tăng.
Trong Chỉ số Hạnh phúc Thế giới do Liên Hợp Quốc công bố năm ngoái, Hàn Quốc xếp thứ 59 trong số 146 quốc gia. Xếp hạng về hỗ trợ xã hội, lòng khoan dung đối với người khác và nhận thức tích cực về đất nước đặc biệt thấp.
Thu nhập cao, nhưng lại ít hạnh phúc
Điều này từng gây bất ngờ khi Hàn Quốc đã đạt được sự phát triển kinh tế đáng ngạc nhiên trong thời gian qua. Bất chấp ba năm đầy thử thách của đại dịch, Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ tiếp tục nằm trong top 10 GDP hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, nhiều học giả chỉ ra rằng hạnh phúc có liên quan đến tình trạng kinh tế. Lý thuyết thông thường nói rằng hạnh phúc cá nhân tăng tỷ lệ thuận với thu nhập. Nhưng tại sao mức độ hạnh phúc của cá nhân người Hàn Quốc lại thấp như vậy?
Trên thực tế, các nghiên cứu trước đó quả thật chỉ ra rằng, khi thu nhập tăng lên, hạnh phúc cũng tăng theo, nhưng sự vận động song hành này chỉ có một giới hạn nhất định. Một khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, hạnh phúc không còn tự động tăng theo nữa.
Nghiên cứu gần đây của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania chỉ ra hướng ngược lại khi khẳng định: Càng nhiều tiền thì sẽ càng hạnh phúc.
Hãy xem kết quả của nhà nghiên cứu Matthew Killingsworth, người nghiên cứu về hạnh phúc của con người và mối tương quan giữa tiền bạc và hạnh phúc. Ông đã thu thập và phân tích 1.725.994 mẫu dữ liệu từ 33.391 người trong độ tuổi từ 18 đến 65 sống ở Mỹ về cảm xúc của họ đối với cuộc sống hàng ngày. Kết quả cho thấy tiền có ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân và bạn càng có nhiều tiền thì bạn càng hạnh phúc.
Nghiên cứu này mâu thuẫn với các kết quả nghiên cứu trước đó cho rằng, một khi thu nhập đạt đến một mức nhất định, thu nhập bổ sung không làm bạn hạnh phúc hơn. Nói cách khác, bạn càng có nhiều tiền, bạn càng cảm thấy ít bị tổn thương về tài chính trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy cuộc sống đang theo đúng ý muốn của bản thân.
Mọi người dường như đánh giá cao việc có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống khi họ khá giả về tài chính. Nếu vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao hạnh phúc cá nhân của người Hàn Quốc lại quá thấp so với tình trạng kinh tế của họ.
Nguyên nhân đã “cắm rễ” trong xã hội
Hầu hết người Hàn Quốc nghĩ rằng họ không hạnh phúc. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh hàng đầu thế giới, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nơi người lao động phải chịu áp lực công việc vô cùng lớn. Tình trạng làm việc quá sức và thiếu ngủ trở nên phổ biến, môi trường cạnh tranh gay gắt khiến người lao động khó cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc.
Dù giàu hay nghèo, họ đều cảm thấy chưa hài lòng với địa vị của mình. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tâm lý này, chẳng hạn như bầu không khí xã hội cạnh tranh quá mức, việc so sánh người với người ngày càng trở nên phổ biến hơn…
Jang Dayk, một nhà nhân chủng học tiến hóa và là giáo sư tại Đại học Gachon, đã chỉ ra hiện tượng đó trong cuốn sách “Radius of Empathy” (tạm dịch: Giới hạn của sự đồng cảm). Ông cho rằng đó là vấn đề của sự khác biệt về hệ tư tưởng, giới tính và địa vị vốn đã bất hòa, cắm rễ trong xã hội Hàn Quốc.
Đối với những người cùng phe, cùng hoàn cảnh, họ sẽ có sự đồng cảm và ngược lại là cái nhìn có phần thù địch với những người khác mình. Jang cho rằng nếu mọi người thấy hiểu cho nhau nhiều hơn, ngay cả với những người không giống mình, vấn đề này sẽ dần được giải quyết.
Không dừng lại ở đó, nỗi cô đơn cũng đang là vấn đề nhức nhối tại Hàn Quốc. Đây không chỉ là vấn đề của người già mà còn lan rộng trong giới trẻ khi có gần 10 triệu hộ gia đình chỉ có một người.
Covid-19 gây ra sự mất kết nối và cô lập trong các tương tác của con người. Điều đó khiến tất cả mọi người cảm thấy tương đối thiếu thốn và cô đơn trước sự cạnh tranh vô tận. Hơn một nửa số người ở Seoul cho biết họ cảm thấy cô đơn trong cuộc sống hàng ngày, với 64,8% người ở độ tuổi 50 và 37,8% người ở độ tuổi 30 cũng cảm thấy như vậy.
Không chỉ riêng Hàn Quốc, sự cô đơn cũng khiến nhiều quốc gia khác “đau đầu”. Vương quốc Anh đang cố gắng giải quyết vấn đề ở cấp quốc gia bằng cách bổ nhiệm một “bộ trưởng phụ trách vấn đề cô đơn”. Nhật Bản cũng đã thành lập một cơ quan mới để thực hiện các biện pháp chống lại tình trạng cô độc và bị cô lập vào tháng 2 năm 2021.
*Nguồn: Korea JoongAng Daily
Nghệ sĩ cải lương Linh Tâm: Tôi có tội với khán giả Việt Nam
Chia sẻ với Thanh Niên, Linh Tâm cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.