Nghiệp đoàn là gì? Tại sao khi tham gia XKLĐ Nhật Bản bắt buộc phải thông qua nghiệp đoàn
Trong bài viết này, chúng tôi xin giải thích cụ thể cho các bạn chuẩn bị hoặc có ý định sang nhật làm việc được biết để nắm thêm thông tin về nghiệp đoàn cũng như cách thức hoạt động của tổ chức này.
1. Nghiệp đoàn là gì?
Nếu như bạn đang có hoặc đã có ý định đi Nhật thì chắc hẳn bạn cũng từng nghe nhắc đến “nghiệp đoàn”. Có rất nhiều khái niệm về nghiệp đoàn.
Theo Wikipedia: “Nghiệp đoàn là các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp”.
Như vậy nghiệp đoàn Nhật Bản hiểu theo cách đơn giản nhất: là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động ở Nhật Bản.
Nghiệp đoàn (hay còn gọi là công đoàn) đây chính là tổ chức do người lao động và bộ lao động Nhật Bản lập nên. Nhiệm vụ của nghiệp đoàn là hỗ trợ bảo vệ lao động, đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
Ở Nhật, mỗi xí nghiệp, công ty từ nhỏ cho đến các doanh nghiệp lớn cũng đều có nghiệp đoàn. Tổ chức này có vai trò rất rõ ràng trong quá trình tuyển dụng lao động là người nước ngoài của doanh nghiệp Nhật.
Tức là khi cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn tuyển lao động nước ngoài đều phải thông qua nghiệp đoàn. Khi các xí nghiệp Nhật tuyển lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn ở địa phương và thông qua nghiệp đoàn để tuyển dụng.
Chính vì vậy có thể nói rằng nghiệp đoàn là không thể thiếu trong quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trong xuất khẩu lao động Nhật Bản, nghiệp đoàn Nhật Bản đóng vai trò làm đơn vị trung gian tuyển lao động cho doanh nghiệp tại Nhật.
Đây chính là nguyên do khi nhà tuyển dụng Nhật Bản tuyển lao động luôn có người của nghiệp đoàn đi cùng đại diện cho quyền lợi của người lao động.
2. Vai trò của nghiệp đoàn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản
Khảo sát các doanh nghiệp
Có rất nhiều nghiệp đoàn ở Nhật Bản, thông thường mỗi khu vực tại nhật bản sẽ có nghiệp đoàn và có liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp địa phương. Họ sẽ có những chương trình hỗ trợ lao động đồng thời tiến hành khảo sát doanh nghiệp theo các mốc thời gian nhất định (Không phân biệt lao động bản sứ hay lao động nước ngoài. Tất cả lao động để có quyền lợi giống nhau.
Liên hệ tuyển dụng nhưng không quyết định kết quả thi tuyển
Nghiệp đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng với thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản. Khi các xí nghiệp Nhật tuyển lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn ở địa phương và thông qua nghiệp đoàn để tuyển dụng.
Thông thường các bạn thực tập sinh kỹ năng sẽ đều phải thông qua nghiệp đoàn trước khi tới làm việc các doanh nghiệp. Hầu hết các đơn hàng tuyển dụng thực tập sinh, tu nghiệp sinh thì nghiệp đoàn Nhật Bản sẽ cử cán bộ hoặc cùng chủ doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam phối hợp với công ty xuất khẩu lao động được Bộ Lao động Thương binh Việt Nam cấp phép để phỏng vấn trực tiếp người lao động.
Điều này thể hiện sự quan tâm của nghiệp đoàn với các lao động nước ngoài. Tuy nhiên cán bộ nghiệp đoàn thường không quyết định kết quả thi tuyển của thí sinh mà kết quả này chủ yếu là do bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp gọi là chủ xí nghiệp của các bạn tại Nhật Bản.
Ngoại lệ:
Những trường hợp cán bộ doanh nghiệp được cử sang Nhật làm việc sẽ không được gọi là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh và không phải thông qua nghiệp đoàn.
3. Vai trò của nghiệp đoàn đối với các thực tập sinh Việt Nam
Quản lý người lao động:
Nghiệp đoàn là đơn vị trực tiếp tuyển dụng người lao động cho các xí nghiệp Nhật; lo chỗ ăn, ở khi người lao động sang Nhật bắt đầu sang Nhật làm việc chưa quen với cuộc sống, công việc tại đây.
Trong suốt quá trình lao động 1 năm/ 3 năm/ hay 5 năm thì nghiệp đoàn đều có trách nhiệm phải quản lý thật tốt người lao động. Trước hết là đảm bảo cuộc sống, công việc của người lao động theo đúng hợp đồng; sau là đến quản lý để tránh trường hợp lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng.
Nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động:
Trách nhiệm của nghiệp đoàn là giải quyết mâu thuẫn khi doanh nghiệp và người lao động xảy ra tranh chấp về mọi vấn đề: Lương, chế độ đãi ngộ, công việc phát sinh…
Nghiệp đoàn cũng là đơn vị xử lý hồ sơ, giải quyết vấn đề về thuế, bảo hiểm khi người lao động về nước.
Với những thông tin trên chúng ta có thể thấy rằng nghiệp đoàn Nhật Bản có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp và đây cũng là một cơ quan bảo vệ quyền lợi cho thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản.
Nghiệp đoàn là đơn vị sẽ đứng về phía bạn và bảo hộ quyền lợi cho bạn trong suốt quá trình làm việc tại Nhật Bản.
4. Danh sách một số nghiệp đoàn “đen”
Tên nghiệp đoàn | Địa chỉ | Tình trạng |
1. BUSINESS ASSIST (ビジネスアシスタント事業協同組合, 兵庫県小野市) | Tỉnh Hyogo | – Không giúp đỡ các thực sinh nước ngoài, ép lao động làm việc trong điều kiện không thoải mái |
2. Công ty nông nghiệp Chukyo-sangyo (中京産業, 石川県羽咋市) | Tỉnh Ishikawa, thành phố Hakui | – Không tăng lương ngoài giờ
– Hạn chế ra khỏi chỗ ở – Không được nghỉ phép |
3. Công ty xúc xích và thịt hun khói Shinshuu hamu | Ueda Nagano | – Không được nghỉ lễ
– Không được tính làm thêm theo tiền tăng ca – Visa 6 tháng phải gia hạn 1 lần – Giờ giấc làm việc không ổn định |
4. Nghiệp đoàn えひめEX協同組合 | Tỉnh Ehime | – Trả lương thấp hơn quy đinh
– Điều kiện KTX tệ: 7 người ở trong 20m2 – Có hiện tượng đánh đập thực tập sinh – Cấm giao dịch điện thoại, tiếp xúc với bên ngoài, cấm đi lại tự do
|
5. Nghiệp đoàn Good Harmony Kyodokumiai (グットハーモニー協同組合) | Tỉnh Hyogo | – Không thực sự quan tâm tới đời sống, quyền lợi thực tập sinh |
6. Công ty tiếp nhận Atsumi Kensetsu Kogyo (渥美建設興業) | Chi nhánh tỉnh Kanagawa 神奈川 | – TTS phản ánh không nhiều việc làm thêm |
Trên đây là một số điều bạn cần biết về Nghiệp đoàn Nhật Bản mà chúng tôi đã thu thập được. Khi đi XKLĐ Nhật Bản, bạn nên tin tưởng vào nghiệp đoàn nhé! Đây sẽ là địa chỉ tin cậy đồng hành cùng bạn suốt quá trình lao động tại Nhật Bản.
Nguồn: Viet HR
Kỳ quái đường hầm bị “nguyền rủa” ở Nhật Bản
Rất nhiều chuyện kỳ quái xảy ra tại khu vực đường hầm Khuyển Minh, khiến nơi đây bị gọi là đường hầm bị nguyền rủa.