Tại sao phải khổ sở kiếm tiền? Đây chính là câu trả lời chuẩn xác, đáng ngẫm nhất!
Khổ sở vất vả kiếm tiền không phải vì quá nghiện, quá yêu tiền mà vì cuộc đời này, con người không muốn vì tiền mà bị người khác coi thường, cũng không muốn vì tiền mà làm khó người khác.
Khổ sở kiếm tiền chỉ bởi vì: Mong sao khi cha mẹ về già, người làm con như chúng ta có thể gánh vác, chia sẻ bớt gánh nặng trên vai song thân; khi con cái cần giúp đỡ, người làm bố mẹ không đến nỗi bất lực không thể giúp gì.
Gần đây, câu nói này có vẻ khá thịnh hành: “Không có tiền, bạn lấy gì để duy trì tình thân, làm cho tình yêu thêm bền vững, liên lạc với bạn bè, chẳng lẽ chỉ dùng mỗi cái miệng? Đừng đùa nữa, mọi người đều rất bận!”
Người nghèo làm mọi cách để thu hút người khác cũng chẳng ai quan tâm, người giàu sống trong núi sâu cũng có bạn. Có thể sẽ có người không tin, nhưng hãy cứ nhìn vào một bữa tiệc rượu, bạn sẽ thấy từng cốc từng cốc được nâng lên mời người giàu có, mấy ai để ý, chúc tụng người nghèo?
Có tiền có rượu nhiều huynh đệ, đó là một phần của thực tế cuộc sống hôm nay mà dù không muốn, chúng ta cũng phải thừa nhận.
Ảnh minh họa.
Vì thế mà con người sống trong xã hội này, thật vất vả biết bao.
Chúng ta cần tự khuyên mình không được buông bỏ, không được gục ngã, bởi trên còn có cha mẹ già, dưới còn có con thơ.
Chúng ta càng không cho phép bản thân được ốm, bởi khi ta ốm, sẽ chẳng có ai chăm sóc.
Chúng ta cũng không dám kêu mệt, bởi chẳng ai có thể sẻ chia.
Chúng ta không được phép lười, vì lười sẽ chẳng ai mang tiền đến đặt vào tay mình để lo toan cuộc sống.
Kiên cường, độc lập, tự chủ, đó là lựa chọn duy nhất!
Những lúc cô đơn, hãy mở một bài hát, tự mình thưởng thức.
Lúc đau lòng, hãy tìm một góc nào đó ngồi lau nước mắt.
Hãy nói với chính mình, mọi chuyện sẽ qua, chẳng là gì. Hãy luôn nhắc nhở bản thân không được gục ngã, nhất định phải kiên cường.
Gửi chính bản thân ta – người đang cố gắng phấn đấu không ngừng
Chúng ta không có lý do gì để không cố gắng phấn đấu, nỗ lực đến khi không thể nữa thì thôi. Trong mọi tình huống khó khăn của cuộc sống, hãy luôn ghi nhớ một điều, mọi chuyện phải dựa vào chính bản thân mình.
Và cũng cần biết ơn những người thực sự giúp đỡ mình trong những lúc bế tắc nhất.
Người cho mình sự giúp đỡ, cho mình vay mượn lúc bấn bí mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, đó là những người chân thành nhất, họ đã tin cậy chúng ta và muốn cổ vũ chúng ta.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ai cũng sợ một điều: Đứng cho vay tiền và quỳ để đòi tiền. Tiền, khi cho vay thì là ân huệ, là tình cảm, nhưng khi đòi lại, nó có thể biến con người thành kẻ thù.
Thế nên một khi có ai sẵn sàng dang tay giúp đỡ, cho chúng ta vay tiền một cách vô tư, hãy trân trọn và biết ơn, dù đó là người thân, người yêu hay bạn bè… vì dù với bất cứ ai, thì tiền với họ cũng không bao giờ thừa.
Họ sẵn sàng cho bạn vay tiền cũng không bởi họ ngốc mà khi đó, họ cảm thấy bạn quan trọng với họ hơn tiền.
Bạn bè không cần nhiều mà quý ở chỗ trong hoạn nạn có người cùng đồng hành, cùng hỗ trợ.
Tình cảm không luận thời gian lâu dài, mà quan trọng là khi bạn cần, mình giúp và ngược lại.
Cái gọi là chân tình chính là: Chỉ cần anh cần, chỉ cần tôi có; chỉ cần anh muốn, chỉ cần tôi có khả năng.
Và cũng cần nhớ, đừng huyễn hoặc khoe khoang đồng tiền mà bạn có. Chết đi rồi, tiền chỉ là giấy vụn. Cũng đừng khoe khoang nhà rộng, vì bạn đi rồi, đó sẽ là nhà của người khác. Đừng khoe xe đẹp, vì khi bạn không còn, xe sẽ có người khác đi.
Một đời vất vả kiếm sống, vì đồng tiền bát gạo, song có một điều quan trọng hơn cả cần ghi nhớ thật kỹ: Chúng ta vất vả kiếm tiền nhưng tuyệt đối không bán mạng để kiếm tiền. Làm để sống chứ không làm để chết.
Sai lầm lớn nhất đời người là đánh đổi sức khỏe lấy tiền bạc và những vật ngoài thân. Đồng ý rằng mỗi người cần phải cố gắng, nỗ lực kiếm tiền nhưng song song với đó, cần duy trì sức khỏe, bởi đó mới là thứ vốn liếng đáng quý nhất của mỗi người.
Theo Soha
Nhật muốn tuyển 22.000 người Việt Nam sang làm việc
Đây là số lao động phía Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp nhận từ Việt Nam thời gian tới.