Một số việc làm thêm tại Nhật Bản cho Du học sinh và những điều cần biết

Đối với Sinh Viên Việt Nam, những công việc phổ biến khi làm tại Nhật thường làm là các công việc lao động đơn giản như phục vụ tại các nhà hàng; siêu thị, các công việc đòi hỏi vốn tiếng Việt như phiên dịch, thông dịch và dạy tiếng Việt; công việc liên quan đến chuyên môn như lập trình.

Cũng có một số ít Sinh Viên làm việc cho các công ty có quan hệ với Việt Nam. Phần lớn những công việc nói trên đều yêu cầu phải sử dụng được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định…

1. Lương và điều kiện làm việc

Lương thường được trả theo giờ ở mức từ 800 yên đến 3.000 yên, tuỳ theo nội dung công việc, tiền chi phí đi lại được trả riêng. Với những lao động đơn giản như phục vụ tại nhà hàng, mức lương kh“ó có thể đạt đến 1.000 yên/giờ nhưng bù lại SV sẽ ăn ngay tại nơi làm. Như vậy nếu SV có một công việc với mức thu nhập 800 yên/giờ và làm việc 28 giờ/tuần, thu nhập sẽ vào khoảng 96.000 yên/tháng.

Mức thu nhập này tạm đủ cho chi phí sinh hoạt, nhưng chưa thể trang trải cả học phí. Trong thời gian đầu, khi chưa nhận được học bổng hay một sự giúp đỡ vật chất nào, để có thể bù đắp toàn bộ chi phí du học, một số SV phải chấp nhận làm việc cật lực do khó có được công việc dễ dàng và thu nhập cao. Sau khi đã có được vốn tiếng Nhật và quen hơn với cách làm việc, họ mới tìm đến những nơi có điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.

Nhìn chung, việc làm thêm tại các đô thị lớn là tương đối sẵn, và SV đi làm thêm cũng là việc rất phổ biến tại Nhật Bản. Tại các địa phương, mức lương có thể thấp hơn và công việc cũng khó tìm hơn. SV có thể sẽ phải làm đồng thời 2 công việc mới có thể có đủ thu nhập.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý là cường độ công việc quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả học tập của SV và nhiều khi, gây những thiệt hại kinh tế lớn hơn cả số tiền SV kiếm thêm được. Nên điều tiết thích hợp thời gian để đạt được mục đích cuối cùng là học tập.

Nếu SV đã nhận được học bổng MEXT (sau đại học) thì trên nguyên tắc sẽ không được đi làm thêm. Số tiền học bổng đã được tính toán để đảm bảo du học sinh có thể sống khá thoải mái ở bất kì trường học nào trong nước Nhật.

Nếu giáo sư hướng dẫn của SV biết là học sinh của mình đi làm thêm không có giấy xin phép thì kết quả sẽ thật tai hại, SV sẽ bị coi là sang Nhật chỉ với mục đích kiếm tiền mà không muốn học tập. Ngoài ra cũng sẽ bị Cục Quản lý nhập cảnh gây phiền phức và phải giải trình. Có thể sẽ bị phạt và báo về nhà trường, tuỳ theo mức độ vi phạm của SV. Nên tuân thủ các qui định vì làm như vậy, khi xảy ra trục trặc, tranh chấp, hoặc rủi ro trong công việc, SV có thể tự tin công khai đòi quyền lợi chính đáng của mình.

2. Nhưng bạn sẽ tìm việc như thế nào?

Tiền làm thêm của du học sinh Nhật Bản được bao nhiêu?

Có nhiều cách tìm việc khác nhau trong đó phổ biến nhất là qua giới thiệu của các SV khoá trên. Không ít SV Việt Nam đã từng sống tại Nhật Bản nhiều năm và có nhiều mối quan hệ quen biết, qua đó có được nguồn công việc để giới thiệu cho những người khác. Uy tín của người giới thiệu sẽ giúp những SV mới dễ dàng được chấp nhận hơn.

Tìm việc thông qua sự giới thiệu của trường cũng là một cách phổ biến, tuy nhiên việc làm lâu dài dành cho SV nước ngoài không nhiều. Một cách khác là theo dõi thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho SV nước ngoài. SV có thể đăng ký và sau đó tìm thông tin qua một số trang web việc làm thêm.

Văn phòng việc làm tại địa phương mặc dù hướng đến đối tượng là người Nhật, nhưng cũng giới thiệu việc làm cho người nước ngoài. Cách khó khăn nhất là trực tiếp tìm việc qua tạp chí hoặc hỏi thẳng những cơ sở có treo biển cần người làm thêm. Nếu SV chưa đủ tự tin về tiếng Nhật của mình, nên nhờ một người tương đối thông thạo liên hệ và đi cùng.

3. Một số điểm các bạn đi làm thêm cần lưu ý

Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc: Thông thường, sẽ không có hợp đồng lao động trong trường hợp SV làm thêm. Khi đó, nên yêu cầu phía thuê người ghi rõ điều kiện làm việc như giờ giấc, tiền lương, cách chi trả và các khoản đãi ngộ khác. Ghi lại giờ và ngày làm việc, cùng với tiền lương nhận được: Để tránh mọi xích mích có thể xảy ra, SV nên ghi lại những thông tin này và kiểm chứng lại xem mọi tính toán có chính xác không.

Không muộn giờ hoặc vắng mặt không lý do: Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, đặc biệt trong việc giữ đúng giờ và lịch làm việc. SV nên cố gắng quan sát và học hỏi cách làm từ những người xung quanh, và tạo cho mình thói quen thông báo trước để không ảnh hưởng đến công việc chung.

Quy định và hạn chế: Để có thể đi làm thêm, SV cần xin phép Cục Quản lý nhập cảnh tại địa phương mình. Để nhận được giấy phép tham gia các hoạt động ngoài mục đích đã được cấp là du học, SV cần mang theo hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài và giấy chứng nhận của trường. Mẫu đơn xin có tại tất cả các Văn phòng của Cục Quản lý nhập cảnh.

SV nước ngoài không được phép làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí có thể gây ảnh hưởng đến đạo đức xã hội như phục vụ tại bàn của các quán bar, vũ trường, hay phục vụ trong các tiệm chơi bài hay pachinko.

Qui định về thời gian làm thêm: SV chính qui tại các trường đại học (bậc đại học và sau đại học), cao đẳng, trung cấp: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); Nghiên cứu sinh hoặc SV dự thính: Tối đa 14 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); SV dự bị đại học: Tối đa 4 giờ/ngày.

Nghĩa vụ nộp Thuế: SV có thể sẽ bị trừ thuế từ phần thu nhập của mình (Đây cũng là một trong các điều kiện cần xác minh). Phía thuê người sẽ trích lại phần thuế thu nhập và đóng thay và báo cho SV biết. SV có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy nếu làm nhiều công việc trong một năm nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của SV trong năm đó, thường thấp hơn tổng số tiền SV đã đóng. Cuối năm, SV có trách nhiệm điền vào mẫu thuế để điều chỉnh. Mẫu này thường do văn phòng thuế tại địa phương gửi đến SV. Số tiền thuế vượt trội sẽ được hoàn trả lại cho SV. Nếu SV có thu nhập tương đối cao, nên tìm hiểu cách tính thuế và cách điền mẫu

** Về tiền thuế:

Khi nhận tiền lương làm thêm, có trường hợp bạn sẽ bị trừ thuế thu nhập. Có sự khác nhau rất lớn về chế độ thuế của từng quốc gia và thể chế xã hội. Dưới đây chúng tôi xin giải thích một cách khái quát về chế độ thuế của Nhật Bản.

Có 2 loại thuế liên quan đến việc làm thêm là thuế nhà nước và thuế địa phương:Tiền thuế bị trừ ở tiền lương làm thêm là 1 loại thuế nhà nước gọi là thuế thu nhập. Cửa hàng hoặc công ty nơi bạn làm thêm sẽ thay bạn nộp tiền thuế này cho cơ quan thuế. Số tiền phải nộp thuế thu nhập khác nhau tùy theo tiền lương, ví dụ tiền phiên dịch bị khấu trừ 10% tổng số tiền nhận được (đối với người lưu trú trên 1 năm tại Nhật). Đối với những người ở Nhật dưới 1 năm hoặc nhận tiền lương 1 lần vượt qua 1.000.000 yên sẽ bị khấu trừ 20% tổng số tiền nhận được vào tiền phải đóng thuế.

Tổng số tiền nộp thuế thu nhập của bạn sẽ được gửi đến cơ quan chức năng ở địa phương nơi bạn sinh sống và dựa vào số tiền đã nộp thuế đó các cơ quan chức năng địa phương sẽ tính số tiền thuế ở địa phương mà bạn phải nộp.

Thuế nhà nước được quyết định dựa vào tổng thu nhập cả năm (từ tháng 1 đến tháng 12). Số tiền thuế thu nhập nộp cho nhà nước được trừ trực tiếp vào mỗi lần trả lương, tuy nhiên dựa vào tổng số tiền thu nhập 1 năm của mỗi cá nhân mà số tiền thuế cuối cùng phải nộp sẽ được quyết định. Vì vậy từ 16/2 đến 15/3 hàng năm, bạn sẽ phải gửi báo cáo kê khai xem số tiền thuế thực tế phải nộp dựa trên số tiền phải chịu thuế (tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí), vượt quá hay chưa vượt quá số tiền thuế đã nộp do khấu trừ trực tiếp từ tiền lương, và dựa vào đó để quyết định số tiền thuế cuối cùng phải nộp. Nếu theo kê khai mà số tiền thuế đã trả vượt quá số tiền thuế thực tế phải trả thì bạn sẽ được hoàn trả.

Hãy làm thủ tục kê khai thuế tại cơ quan thuế địa phương trong thời gian từ 16/2 đến 15/3 hàng năm. Việc thực hiện kê khai thuế được tiến hành tại các cơ quan thuế hữu trách tại địa phương. Nếu không biết cơ quan thuế nằm ở đâu, hãy đến hỏi văn phòng của thành phố hay quận huyện nơi bạn sinh sống. Cách kê khai như sau: Đến cơ quan thuế và nhận phiếu kê khai thuế thu nhập, điền đầy đủ thông tin và nộp. Nếu là lần đầu tiên đi kê khai hoặc không hiểu cách điền thông tin, hãy mang giấy khấu trừ thu nhập (là giấy được phát bởi chỗ làm) đến cơ quan thuế để được hướng dẫn.

4. Phỏng vấn

Arubaito là một từ vay mượn không phải là một thuật ngữ có nguồn gốc Nhật Bản. Nó được vay mượn từ tiếng Đức, Arbeit. Arubaito đề cập chủ yếu là lao động bán thời gian truyền thống, nhưng nó cũng có thể được dùng để diễn tả các công việc ngoài giờ, hoặc thậm chí công việc mang tính “tạm thời” khi chưa tìm được một việc làm ổn định. Các du học sinh Việt nam sau giờ học thì việc làm thêm (Arubaito) là một trong những mối quan tâm chính. Công việc làm thêm vừa giúp các bạn có thêm thu nhập, vừa là một môi trường học tập từ thực tế rất tốt giúp các bạn nâng cao năng lực tiếng Nhật cũng như kinh nghiệm làm việc với người Nhật. Xin việc làm thêm ở Nhật phụ thuộc khá nhiều và trình độ tiếng Nhật của các bạn.

Đối với các bạn chưa thành thạo tiếng Nhật có thể xin việc tại các cửa hàng ăn với các công việc ít dùng tiếng Nhật hơn như rửa chén, bưng bê, làm bento vv… Với các bạn đã có vốn tiếng Nhật khá hơn có thể xin làm bồi bàn ở quán ăn, trực tiếp nói chuyện với khách hoặc tính tiền tại các siêu thị, tham gia các công việc dịch thuật v.v.. Khi đi xin việc, nhiều cửa hàng yêu cầu bạn phải điện thoại trực tiếp đến quán để xin việc, mục đích của họ là để kiểm tra trình độ tiếng Nhật cũng như khả năng ăn nói của bạn qua điện thoại. Vì thế nên bạn cần phải chuẩn bị nội dung nói thật rõ ràng, kỹ lưỡng và tập nói cho lưu loát.

Tốt nhất là nắm rõ trước các từ cần biết như: 店舗 tempo (cửa hàng), 時間帯 jikantai (thời gian),… Nếu bạn nghe không tốt, bạn nên đi quanh khu vực của bạn và vào hỏi trực tiếp. Bạn nên kiếm việc làm phù hợp với khả năng tiếng Nhật của bạn, ví dụ bạn không nên xin việc làm marketing hay bán điện thoại vì việc này đòi hỏi phải tiếp khách và tiếng Nhật phải tốt. Bạn cũng phải học cách nói lịch sự tối đa trong tiếng Nhật. Bạn có thể học cách nói này vì các quyển tạp chí giới thiệu việc sẽ hướng dẫn cụ thể.

Xem Ngay : Chùm ảnh đặc biệt về một chàng thanh niên Việt ‘quần đùi, áo ba lỗ’ lạcgiữa Tokyo

Ví dụ: ・・・の求人を拝見しましてお電話させていただけます

Thay vì ・・・の求人を見まして電話します.

Nếu bạn nói không lịch sự, xác suất bạn xin được việc hầu như bằng 0 vì bạn sẽ bị đánh giá là người không hiểu các quy tắc thông thường trong xã hội. Thường bạn gọi điện tới thì sẽ có các trường hợp sau:

(1) Họ đã tuyển đủ người,

(2) Bạn không phù hợp (tiếng Nhật yếu chẳng hạn),

(3) Họ hẹn bạn phỏng vấn vào … giờ, ngày ….

Khi người ta đã chấp nhận phỏng vấn bạn, cửa hàng sẽ hẹn bạn đến phỏng vấn. Khi đó, bạn cần mang theo Đơn xin việc (履歴書Rirekisho), ngoài ra ,tuỳ theo cửa hàng mà có nơi sẽ yêu cầu bạn mang theo passport, giấy phép hoạt động ngoài giờ, photo visa…

Khi đi phỏng vấn, bạn cần ăn mặc thật gọn gàng, đến trước giờ hẹn khoảng 15 phút, khi đến gặp cần nói to, rõ ràng, tránh thể hiện rụt rè, nhút nhát. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, đôi khi sẽ là nhân tố chính quyết định bạn có được nhận vào làm hay không. Có thể tiếng Nhật của bạn không thật tốt, nhưng thay vào đó bạn cố gắng thể hiện quyết tâm làm việc, sự khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, hăng hái của bạn thì bạn vẫn có thể được nhận.

Do đó bạn phải tự phân tích bản thân rõ ràng và nên chuẩn bị trước các câu trả lời cho những câu hỏi này, thay đổi cách nói với những công ty khác nhau. Nhiều khi người phỏng vấn hay hỏi những điều bạn viết trong Entry Sheet (ES), nên trước khi đi phỏng vấn bạn cũng nên đọc lại ES để chuẩn bị.

Trong lúc phỏng vấn quan trọng nhất là bạn truyền được nhiệt huyết (熱意 netsui)của bạn tới người phỏng vấn. Tại sao bạn muốn vào nơi đó mà không phải nơi khác, vào nơi đó bạn muốn làm gì… Phải thể hiện được mình là mẫu người mà nơi tuyển dụng cần thiết. Nên nhớ là càng vào các vòng trong thì bạn sẽ càng bị hỏi xoáy sâu vào các ý này. Bạn nên giữ nụ cười trên khuôn mặt, không nên quá căng thẳng sẽ không phát huy được khả năng của mình và gây ra sự lúng túng. Hãy tự tin vào chính bản thân mình. Không nên nói to quá, nhưng nên nói to hơn bình thường một chút, nhấn mạnh những ý mình muốn diễn đạt.

Trả lời đúng câu hỏi được hỏi, không nói lan man, và triển khai ý muốn nói theo thứ tự : kết – triển khai – kết. Nói kết luận trước tiên rồi triển khai ý sau sẽ gây ấn tượng tốt hơn.

Đối với các câu hỏi như điểm mạnh, điểm yếu… thì bạn phải có câu chuyện để dẫn chứng cho câu trả lời của mình, và qua đó mình đã học được gì… Khi được hỏi là có câu hỏi gì không thì bạn rất nên hỏi, không nên nói là không có, vì như vậy thì họ sẽ đánh giá bạn không quan tâm thực sự đến nơi của họ. Các câu hỏi thì nên tránh các vấn đề riêng tư hoặc các thông tin đã có đăng tải rõ ràng trên yêu cầu tuyển dụng. Họ sẽ hẹn báo lại kết quả cho bạn sau. Bạn vẫn cần giữ phong thái lịch sự, lễ phép chào tạm biệt. Lưu ý họ vẫn quan sát bạn cho đến khi bạn rời khỏi phòng phỏng vấn nhé.

5. Thủ tục xin việc

Để có thể đi làm thêm hợp pháp tại Nhật Bản, bạn phải có giấy phép đi làm thêm. Mẫu đơn xin có tại tất cả các văn phòng của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Thông thường thủ tục này nhà trường sẽ hướng dẫn học sinh điền chi tiết và nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương mình.

Khi đã được cấp phép bạn có thể đi làm thêm theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Sinh viên nước ngoài không được phép làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí có thể gây ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, không được làm phục vụ tại các quán bar, vũ trường hay phục vụ trong các tiệm chơi bài hay pichinko.

6. Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm tại Nhật Bản: 履歴書

履歴書 là sơ yếu lý lịch nộp cho công ty khi bạn đi xin việc – arubaito. Giấy 履歴書 có bán tại convini hoặc cửa hàng 100 yên. Khi viết 履歴書, bạn phải viết bằng bút bi đen, nếu viết nhầm cũng không được gạch hay dùng bút xóa mà phải viết tờ khác.

1. 日付(ひづけ: là ngày bạn đem nộp hoặc gửi 履歴書

2. Ảnh:là ảnh thẻ được chụp trong vòng 3 tháng.

3. 現住所:(げんじゅしょ)là địa chỉ hiện tại của bạn

4. 学歴・職歴:(がくれき・しょくれき)là quá trình học tập và làm việc của bạn.

Bạn phải ghi rõ quá trình học tại những trường nào, từ thời gian nào đến thời gian nào? Tại khoa nào?

Sau khi viết xong gakureki, để cách 1 dòng viết chữ 職歴và bắt đầu viết quá trình làm việc. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc tại 1 công ty trong 1 thời gian dài thì nên viết vào.

5. 免許・資格:(めんきょ・しかく): Là bằng, chứng chỉ bạn có như bằng xe máy tại Nhật, chứng chỉ tiếng Nhật , tiếng Anh.

6. 希望動機:(きぼうどうき): Lý do muốn làm công việc đó. Khi đi xin việc, người Nhật rất chú trọng phần này vì thế hãy dành thời gian viết phần này thật kỹ lưỡng và cẩn thận.

7.自己PR: Quảng cáo, giới thiệu về bản thân. Bạn nêu những kỹ năng, ưu điểm mà bạn có thể cống hiến cho công ty.

8. 本人規模欄:Những mong muốn điều kiện của bạn khi vào công ty.

Nguồn: camnangnhatban.com

Tags:
Chia sẻ về việc làm thêm tại quán ăn ở Nhật Bản được và mất gì!?

Chia sẻ về việc làm thêm tại quán ăn ở Nhật Bản được và mất gì!?

Công việc làm thêm ở quán ăn là một trong những công việc phổ biến được du học sinh Nhật Bản lựa chọn. Tùy mỗi người mà lý do lựa chọn công việc này là khác nhau, cũng có người trụ lại được nhưng cũng có nhiều người không trụ lại được xin nghỉ việc sau một vài buổi đi làm.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất