Kỳ lạ thay trong tiếng Nhật, “Hạnh phúc” lại bắt nguồn từ “Bất hạnh”

Một người Pháp học tiếng Nhật 5 năm đã nhận thấy ý nghĩa bất thường của cụm từ “hạnh phúc” – 幸せになる (Shiawase ni naru).

Nguồn twitter

Cụm từ gần nghĩa nhất trong tiếng Anh là “Be happy”, vì tobe là động từ ám chỉ hiện tại nên có thể hiểu tại thời điểm ấy người đó đang hạnh phúc.

Thế nhưng trong tiếng Nhật, ta không dùng 幸せがある (Shiawase ga aru) với động từ ある (aru) thay thế cho Tobe. Thay vào đó, người Nhật lại sử dụng cụm từ 幸せになる (Shiawase ni naru) với cụm từ になる (ni naru) thể hiện tình trạng biến đổi từ trạng thái nay sang trạng thái khác.

Nguồn ameblo.jp

Người Pháp giải thích:

 

“Với một người không sử dụng tiếng Nhật như tiếng mẹ đẻ, tôi cảm thấy cụm từ này rất lạ, khi so sánh với các ngôn ngữ khác. Tóm lại, nếu ai đó nói với tôi rằng 幸せになってね (Shiawase ni natte ne) – Bạn trông vui vẻ lên nhỉ, tôi sẽ nghĩ rằng hàm ý đằng sau câu nói ấy thật ra là あんたは今幸せじゃないんだから (Anta wa ima shiawase janai n dakara) – Vì dạo này trông bạn chả vui gì cả”

Nguồn crazyrage.com

Để chỉ những trạng thái của hạnh phúc, trong tiếng Anh và tiếng Pháp thêm vào những từ chỉ mức độ. Trong trường hợp tiếng Anh là “more” hoặc “less”, vì thế vẫn giữ nguyên hiện tại “đang hạnh phúc” của người nói. Khác với tiếng Nhật, để nói về thì hiện tại của hạnh phúc buộc phải chuyển hóa từ một trạng thái không phải hạnh phúc mà thành.

Nguồn Facebook vẽ bậy

Anh ta kết luận

“Vì thế trong trường hợp tiếng Nhật, tôi nghĩ rằng trạng thái hạnh phúc hiện tại chính là có khởi nguồn từ sự bất hạnh”

Phản ứng của người Nhật về lý thuyết này

“Quả là như vậy, tôi luôn sử dụng nó như một thói quen mà không suy nghĩ ý nghĩa đằng sau”.

Thật ra trong tiếng Nhật có rất nhiều cụm từ tuyệt vời mà người ta vẫn hay sử dụng, không có từ đồng nghĩa, và cũng không thể được dịch sang ngôn ngữ khác. Ví dụ như よろしくお願いします (Yoroshiku onegaishimasu) hay お疲れ様です (Otsukaresamadesu).

Nguồn marry-xoxo.com

Với những người học tiếng Nhật, dù cho chưa một lần đặt chân đến đất nước này, từ những cụm từ đơn giản ấy, ta vẫn có thể cảm nhận sâu sắc tính cộng đồng của người Nhật. Ngôn ngữ Nhật Bản cũng giống như người Nhật, là một cá nhân trong tập thể, không bao giờ để cho lỗi lầm của mình ảnh hưởng đến người khác. Không rõ vì ý thức tự tôn mà người Nhật sáng tạo ra tiếng Nhật, hay chính vì sử dụng những cụm từ tôn kính này hằng ngày mà cách suy nghĩ của người Nhật bị ảnh hưởng theo.

Đúng vậy, ngôn ngữ phản ánh cách suy nghĩ và đặc trưng của một quốc gia, đồng thời cũng ảnh hưởng ngược lại con người. Chính vì thế, khi một quốc gia đứng trước nguy cơ giặc ngoại xâm, yếu tố đầu tiên cần phải gìn giữ đó chính là ngôn ngữ dân tộc.

Vì thế, thay vì học ngôn ngữ một cách máy móc, chúng ta có thể chú ý vào cái gọi là “Sức mạnh ngôn ngữ” – vẻ đẹp ẩn chứa đằng sau ngôn ngữ, thứ mà có thể bạn vẫn chưa nhận ra. Cho dù bạn sử dụng ngôn ngữ ấy hằng ngày.

Seikan Kobayashi – một nhà văn người Nhật từng có những câu văn nói về “hạnh phúc” như sau

Nguồn biz-shinri.com

“Khi bạn vui vì có thể đi lại bình thường, bạn đã có 1 lần hạnh phúc. Nếu bạn hài lòng vì hai mắt có thể nhìn ngắm thế gian, hạnh phúc của bạn đã được nhân đôi. Và khi bạn cười vì tai có thể nghe, miệng có thể ăn, mũi có thể hít thở, như vậy là bạn đã có vô vàn hành phúc”.

“Người thật sự cảm thấy hạnh phúc, không phải kẻ luôn liệt kê những gì mình chưa có, mà là người trân trọng những thứ mình đang sở hữu”.

Cụm từ になる (ni naru) bên cạnh việc ám chỉ trạng thái thay đổi, còn là thay đổi một cách tự nhiên, không có yếu tố tác động bên ngoài. Với ý nghĩa này, ta có thể hiểu rằng, hạnh phúc không cần phải tìm kiếm, không cần phải trăn trở đau khổ vì bản thân không có được hạnh phúc. Hạnh phúc là khi ta hài lòng với những gì đang có, biết quên đi bất hạnh trong quá khứ, biết vui với những thứ bình dị nhất, khi đó một cách tự nhiên, ta sẽ trở nên hạnh phúc.

Nguồn isokumi.biz

Đó là suy nghĩ của người Pháp đã học tiếng Nhật trên 5 năm về hạnh phúc? Thế còn bạn thì sao, đã bao giờ bạn tìm thấy điểm thú vị nào đó ở tiếng Nhật dạy cho bạn bài học về cuộc sống? Dù sao đi nữa, hãy học vì yêu mến vẻ đẹp ngôn từ thay vì gượng ép bản thân quá nhé, như thế hiệu quả sẽ cao hơn đấy.

Tags:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất