Kinh nghiệm mua sắm ở Nhật Bản: Khi nào là thời điểm tốt nhất để “chi tiền”?
Vậy thì khi nào là thời gian tuyệt nhất để đi mua sắm? Chúng ta hãy cùng xem tất cả những bí mật phía sau tạo nên một chuyến đi mua sắm thành công tại Nhật Bản nhé!
Mùa hè và mùa đông: Thời điểm mua sắm “ngọt ngào” ở Nhật Bản
Bạn có thể gặp những ưu đãi tốt nhất vào mùa sale cao điểm đông hoặc hè bất kể ở đâu trên đất nước Nhật Bản. Đặc biệt, quần áo hot trend cũng có thể được giảm giá trong những mùa sale này. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều công ty trả lương kèm tiền thưởng cho nhân viên của họ, vậy nên các cửa hàng sẽ thi nhau giảm giá trong thời gian này.
Vào ngày đầu tiên của mùa sale, các mặt hàng sẽ có sẵn và nguồn hàng dồi dào, đó chính là lý do tại sao mọi người thi nhau xếp hàng để mua sắm. Đôi khi, cửa hàng bị quá tải lượng khách và họ chỉ cho phép 1 vài người vào mua cùng 1 lúc rồi sau đó đến nhóm người khác được phép vào tiếp. Nhưng hãy nhớ, những ngày cuối cùng của mùa sale chính là những ngày giá của các mặt hàng còn tồn lại được hạ xuống hết mức có thể. Đừng bỏ lỡ!
Đặc biệt, các cửa hàng bách hoá thường có các giai đoạn khác nhau: đầu tiên là “sale”, tiếp theo là “hạ giá”, và cuối cùng là “sale xả kho”. Giai đoạn cuối cùng là thời điểm giá rẻ nhất.
Mùa sale hè từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8: Chiến đấu với cái nóng để mua sắm!
Các cửa hàng bách hóa và chuỗi cửa hàng lớn bắt đầu mùa sale hè của họ từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8. Tỷ lệ chiết khấu và giảm giá tất nhiên phụ thuộc vào từng cửa hàng nhưng thường thì các cửa hàng sẽ bắt đầu giảm giá từ 20% sau đó là hạ xuống “kịch sàn” còn 80%. Vì vậy bạn sẽ “vợt” được cực nhiều đồ giảm giá khi đi mua sắm vào những ngày cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8!
Mùa sale đông kéo dài suốt tháng Giêng: Các ưu đãi năm mới cực hấp dẫn!
Nếu mua sắm là một trong những mục tiêu chính trong chuyến du lịch đến Nhật Bản của bạn thì bạn nên sắp xếp để đi du lịch vào đầu năm mới và tháng Giêng. Ngoài quần áo, đồ điện gia dụng thì đủ các thể loại hàng hoá khác cũng được chiết khấu và giảm giá cực hấp dẫn.
Ngày 1 tháng 1 cũng là ngày của fukubukuro. Fukubukuro là những “lucky bags” (túi may mắn) với nhiều mức giá khác nhau, chứa đựng nhiều loại mặt hàng với giá trị lớn hơn nhiều so với những gì bạn phải trả cho chiếc “túi may mắn” này. Nhược điểm: bạn không biết đồ vật gì sẽ nằm trong túi may mắn của bạn. Chúng rất phổ biến và mọi người thường xếp hàng để lấy túi may mắn từ các thương hiệu yêu thích của họ. Mùa sale năm mới này thường bắt đầu từ ngày mùng 2 hoặc mùng 3, có một số cửa hàng còn bắt đầu sale ngay từ ngày mùng 1!
Những mùa sale nhỏ lẻ khác
Mặc dù không có độ phổ biến và phạm vi lớn, nhưng vẫn có một số mù sale bên cạnh các giai đoạn mùa sale hè và mùa sale đông lớn. Chẳng hạn như mùa sale Tuần lễ Vàng vào tháng Năm hoặc mùa Halloween vào tháng Mười. Và một sự kiện không thể bỏ qua chính là Japan Series, giải vô địch bóng đá thường niên hàng đầu của Nhật Bản. Các nhà tài trợ của đội chiến thắng mùa giải thường sẽ có chương trình sale khủng tại các cửa hàng của họ trên khắp đất nước.
Shinjuku: Ở đây có tất cả những gì bạn cần
Shinjuku và ga tàu lớn thuộc khu vực này chứa đầy những cửa hàng bách hóa khổng lồ nổi tiếng như Isetan và Takashimaya, cũng như Lumine, nối trực tiếp với Ga Shinjuku. Quần áo, dụng cụ gia dụng và nhiều thứ khác. Tại Shinjuku, bạn có thể tìm thấy cả những thương hiệu cao cấp sang trọng.
Shibuya, Harajuku, và Omotesando: Thời trang Văn hoá Galore!
Khi nghe Shibuya, phần lớn mọi người nghĩ ngay đến Shibuya109, và Hikarie. Bên cạnh đó, Harajuku là “thánh địa” của phong cách thời trang trẻ trung với những địa điểm nổi bật như Takeshita Street, Laforet, và Omotesando.
Thánh địa thời trang Shibuya cũng là nơi có nhiều thương hiệu thiết kế Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới, như Acne Studios, Undercover, Issey Miyake, và Beams. Tuy nhiên, lưu ý rằng một số thương hiệu không bán hàng vào mùa hè mà chỉ bán trong mùa đông!
Các mẹo cuối cùng dành cho những “con nghiện” shopping ở Nhật Bản:
1) Từ tháng 12 đến đầu tháng 1, nhiều cửa hàng thường hoạt động ngắn giờ hơn so với trong năm hoặc đóng cửa hoàn toàn cho đến khi bắt đầu mùa sale năm mới.
2) Rất nhiều mặt hàng giảm giá sẽ không được phép trả lại hoặc không được đổi.
3) Đôi khi, quần áo giảm giá không được phép thử trước khi mua.
Chúc bạn có một chuyến đi mua sắm thành công ở Nhật Bản!
Nguồn: Tintucnuocnhat.com
Kinh nghiệm học chữ KANJI của tôi
Chữ Kanji bao giờ cũng là phần học vô cùng khó khăn, gây nhiều trở ngại với nhiều bạn du học sinh, xuất khẩu lao động Nhật Bản khi mới bắt làm quen với tiếng Nhật. Sau đây là một chút chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để học chữ Kanji trở nên dễ dàng hơn, những sai lầm hay mắc phải khi học tiếng Nhật.