Hơn 460.000 dữ liệu khách hàng đã bị rò rỉ từ trang web của Uniqlo và GU

Tập đoàn Fast Retailling Co. cho biết thông tin cá nhân từ 461.091 tài khoản khách hàng trên trang web mua sắm của thương hiệu Uniqlo và GU đã bị rò rỉ cho một bên thứ ba thông qua các truy cập trái phép.

Nhà điều hành của 2 thương hiệu thời trang nói rằng 2 website thương mại trực tuyến của 2 thương hiệu đã bị hack trong khoảng thời gian giữa 23/04 và 10/05, và các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại và dữ liệu thẻ tín dụng của các khách hàng đã bị rò rỉ. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một báo cáo nào về việc các thông tin này đã bị sử dụng bởi một bên thứ ba.

Fast Retailling Co. sau đó đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp để ngăn chặn các truy cập trái phép từ phía hacker xâm nhập vào hệ thống và vô hiệu hóa các mật khẩu của các tài khoản đã bị ảnh hưởng. Tập đoàn cũng yêu cầu các khách hàng có tài khoản bị xâm nhập đặt lại mật khẩu để có quyền truy cập lại trang web của công ty.

Nhà điều hành của thương hiệu thời trang bình dân Uniqlo, thương hiệu hàng đầu Nhật Bản cho biết con số xác nhận và các mật khẩu đã bị rò rỉ từ các nhà điều hành các trang web khác có thể đã được sử dụng cho các truy cập trái phép. “Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi sâu sắc đến các khách hàng của mình và cam kết sẽ ngăn chặn điều này không bao giờ xảy ra một lần nữa”.

Vụ tấn công được thực hiện dựa trên một danh sách có sẵn, tập đoàn cho biết. Các quyền truy cập bất hợp pháp như vậy chỉ có thể được thực hiện khi các khách hàng sử dụng cùng một ID tên đăng nhập và mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau.

Bảo mật các dữ liệu khách hàng đã trở thành mối quan tâm ngày càng tăng đối với các tập đoàn lớn khi mà thương mại điện tử ngày một phát triển, với số lượng các công ty bán lẻ tham gia vào hình thức kinh doanh trực tuyến ngày một tăng, đi kèm với đó là các sự cố. Năm ngoái, 2 tập đoàn lớn là Cathay Pacific Airways và Mariott International cũng đã báo cáo về hệ thống trang web của mình đã bị tin tặc tấn công và đánh cắp một lượng lớn thông tin cá nhân của khách hàng.

Không nằm ngoài xu hướng phát triển của thương mại điện tử, tập đoàn Fast Retailling đã đầu tư mạnh mẽ để phát triển trang web của mình. Doanh số bán hàng qua mạng Internet đã chiếm tới 10% tổng doanh số bán hàng trong nước trong nửa đầu năm 2019 của công ty.

Nguồn: The MainichiSmcp

Tags:
Sự khác nhau giữa visa kỹ năng đặc định và visa thực tập sinh Nhật Bản

Sự khác nhau giữa visa kỹ năng đặc định và visa thực tập sinh Nhật Bản

Từ tháng 4/2019, chính phủ Nhật Bản đã bổ sung thêm 1 loại visa khác dành cho người nước ngoaì với tên gọi là kỹ năng đặc định. Tuy nhiên, loại visa mới này có rất nhiều điểm khác biệt so với visa thực tập sinh Nhật Bản hiện hành.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất