Chuyện 'thắt' chi tiêu của người Việt sống ở nơi xa hoa bậc nhất hành tinh
Theo lời chị, thời điểm mới định cư tại đất nước Trung Đông, những nét văn hóa khác biệt khiến bản thân chị bỡ ngỡ. Nhưng sau một thời gian, mọi thứ dần đi vào quỹ đạo, chị Vân đã quen với nếp sống và lối chi tiêu ở một trong những đô thị đắt đỏ, xa hoa nhất thế giới.
Vào thời kỳ cả thế giới phải chịu cảnh bão giá như thế này, ở Dubai cũng có những điều rất khác.
Chị Lên Vân hiện đang sinh sống và làm việc tại Dubai có những chia sẻ về chuyện chi tiêu tại đây vào thời kỳ bão giá. Ảnh: NVCC
Vốn đã đắt nay lại càng đắt hơn
Dubai vốn là nơi tập hợp của các triệu phú và tỷ phú của thế giới nên không khó hiểu khi mức sống ở đây luôn thuộc dạng siêu đắt đỏ. Theo chị Vân, một gia đình nhỏ muốn sống được ở Dubai thì phải có thu nhập rất cao, vì tiền thuê nhà không bao giờ rẻ. Giá thuê một căn hộ, dạng studio ở Dubai rơi vào khoảng 200-300 triệu/năm, ngoài ra còn có tiền ăn uống hàng ngày, chi tiêu con cái đi học.
Tại Dubai, thực phẩm hầu hết đều là đồ nhập khẩu. Khi mới sang, chị Vân không thể tin rằng "mỗi cọng rau muống có thể có giá vài nghìn đồng nếu tính ra tiền Việt". Dẫu vậy, có một điều vẫn khiến nhiều người thích ở Dubai, đó chính là giá ôtô, rất rẻ. Chị Vân cho hay ôtô cũ ở Dubai, có những chiếc đời xe thuộc thương hiệu khá lớn, đời tuy hơi sâu nhưng vẫn tốt chỉ có giá khoảng 60-100 triệu đồng. Mức giá này rẻ hơn nhiều so với Việt Nam. Những loại xe mới như Land Cruiser V8, ở Dubai có giá hơn 2 tỷ nhưng khi về Việt Nam thì khách sẽ phải trả khoảng 6-8 tỷ. Đó là do mức thuế Dubai áp dụng cho xe ôtô chỉ có 5%.
Như vậy, đối với hầu hết người nhập cư Dubai, mối lo lớn nhất của họ là tiền thuê nhà, sau đó là phí sinh hoạt hàng ngày. Nhất là trong thời kỳ bão giá, Dubai vốn đã quá đắt đỏ nên mọi thứ lại vươn lên thêm một đỉnh mới. Giá xăng tăng chung theo nhịp của thế giới kéo theo nhiều dịch vụ khác cũng tăng như giá khách sạn, xe buýt, thực phẩm.
Đối với người nhập cư từ các nước khác sang Dubai, họ sẽ phải quen với việc chi tiêu đắt đỏ tại đây. Ảnh: NVCC
Cộng đồng người Việt ở Dubai, nhất là những người làm công ăn lương là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì lúc này, lương của họ vẫn giữ như cũ trong khi giá cả mọi thứ đều tăng. Một trong nhiều giải pháp mà họ áp dụng đó là chuyển sang thuê phòng nhỏ hơn, chỉ chi tiêu những thứ thật cần thiết. Không chỉ trong bão giá mà ngay cả trước kia, cách để tiết kiệm tiền của hầu hết người Việt sang Dubai sinh sống còn bao gồm cả việc hạn chế shopping, không va vào những dịch vụ xa xỉ.
Vì Dubai có chính sách mở cửa từ khá sớm nên các dịch vụ vui chơi và giải trí sang chảnh như du thuyền, trực thăng, nhà hàng có thực phẩm phủ vàng đông đúc trở lại cũng rất nhanh. Đó là kết quả của việc người dân bản địa có thu nhập cao, tầng lớp giàu có đông, kinh doanh ổn định nên kể cả khi dịch bệnh quét qua hãy bão giá thổi tới thì họ vẫn mua bán và sinh hoạt hết sức bình thường.
Riêng chị Vân cho hay bản thân cũng may mắn vì cho đến lúc này vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi báo giá. Nguyên nhân là bởi chị làm trong ngành dịch vụ, khi giá cả tăng thì cũng đồng nghĩa với doanh thu, thu nhập của chị tăng theo. Hơn nữa, chị còn có nhiều nguồn thu nhập. Chia sẻ về điều này, chị cho hay khi sống trong một môi trường quá phát triển, nhìn mọi thứ xung quanh đắt đỏ rất thích nhưng để trụ được lâu trong đó thì mỗi người buộc phải tìm cách tối đa hóa thu nhập. Chị Vân cũng không ngại thử những trải nghiệm độc đáo chỉ có ở Dubai.
Thời gian này, dù bão giá quét qua nhưng cũng là thời điểm mở cửa du lịch hoàn toàn ở hầu hết các nước trên thế giới. Từ Á sang Âu, cảnh tượng đông đúc ở sân bay đã không còn là chuyện lạ lẫm. Tại Dubai, lượng người Việt sang đây du lịch bắt đầu đông đúc và trở thành trào lưu ngay từ thời điểm những tháng đầu năm và kéo dài cho đến tận bây giờ.Dù đắt nhưng người Việt vẫn thích Dubai
Người Việt chủ yếu chọn đi tour tại Dubai với mức chi phí cơ bản dao động khoảng 28-29 triệu đồng. Theo chị Vân, khi sang đến Dubai, khách Việt cũng rất chịu chi, thường bỏ ra số tiền khá lớn để trải nghiệm các dịch vụ đặc trưng của vùng đất Trung Đông này. Cụ thể, các chi phí phát sinh bên ngoài tour để đi xe trên sa mạc, vào cung điện ăn bánh phủ vàng, thuê trực thăng ngắm đảo cọ hay lên tòa nhà cao nhất thế giới… thì dự tính, khách có thể phải chi đến 50 triệu đồng thì mới đủ. “Những khách hàng đến với Dubai hầu hết là tầng lớp có điều kiện kinh tế, có công việc ổn định hoặc làm kinh doanh”, chị Lê Vân chia sẻ.
Du lịch Dubai trở thành một trong những trào lưu trong năm nay đối với nhiều người Việt. Ảnh: NVCC
Có nhiều khách chọn tour vì không muốn tự đi lại phức tạp nhưng cũng có nhiều khách Việt chọn du lịch tự túc. Với vé máy bay, giá sẽ rơi vào khoảng 13-17 triệu đồng/khứ hồi, riêng với hạng thương gia thì sẽ còn tùy thuộc vào thời điểm mà trên hệ thống sẽ hiển thị những con số khác nhau. Đặc biệt, phòng khách sạn ở Dubai có thể sẽ khiến du khách phải choáng ngợp, vì mức giá có thể khởi điểm từ hơn 100 USD và đắt dần lên theo cấp độ, đỉnh cao nhất là khách sạn 7 sao Burj Al Arab với số tiền lên tới trên dưới 600 triệu đồng/đêm.
Với một người chẳng khác nào bản địa như chị Vân, chị cho hay thực ra cuộc sống thường nhật cũng không khác Việt Nam là mấy, ngoài việc phải chi phí nhiều hơn. Còn lại, những sự xa hoa kia chỉ thuộc về tầng lớp giàu và siêu giàu, những người vốn đã gây choáng ngợp cho cả thế giới về khối tài sản và thói quen chi tiêu kiểu vương giả của mình.
NSND Kim Xuân vượt qua khổ cực, sống cuộc đời viên mãn bên gia đình
NSND Kim Xuân là một trong những gương mặt quen thuộc với khán giả. Cô dành suốt khoảng thời gian dài cống hiến hết mình cho nghệ thuật với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Xuất thân trong gia đình khó khăn, NSND Kim Xuân trải qua một cuộc đời thăng trầm lắm sóng gió.