Phải chi mình biết những điều này khi còn ở Việt Nam: Mình dùng kinh nghiệm ‘xương máu‘ chia sẻ cho người đi sau sang Canada đỡ vất vả hơn
Vì lí do này, mình quyết định sẽ viết bài chia sẻ lại kinh nghiệm và vốn sống của mình tích góp được cho mọi người, đọc xong bài này các bạn có kinh nghiệm đi làm 1 năm chân tay của mình liền. Phương châm chia sẻ của mình là chia sẻ một cách chân thành và chi tiết nên các bạn đừng ngại đọc nhen.
Công việc chân tay đầu tiên và là cuối cùng giúp mình trụ qua mùa đông và cày đủ tiền học vào mùa hè là đi làm nails. Vậy làm nails là làm cái gì? Zô một tiệm nails là phải biết là cắt, mài, dũa, làm sạch, làm đẹp bằng đắp bột, nhúng bột, vẽ hoạ tiết lên móng chân móng tay, biết massage là một lợi thế, ngoài ra còn nghe điện thoại lấy lịch, lấy hẹn, lấy tiền khách và không quên nở nụ cười kèm theo cảm ơn khi giấy hoá đơn trong máy chạy ra, lâu lâu hoặc hiếm khi bị phàn nàn chút, nếu khách mình làm thì nhẹ nhàng xin lỗi, làm lại cho đẹp mà không lấy tiền để khách còn vui lòng quay lại lần sau. Làm gì cũng nên có tầm nhìn dù là công việc tay chân. Cơ hội đến với bạn bất cứ lúc nào, có khi bạn còn không biết, nhưng giữ cho bản thân một tác phong chuyên nghiệp luôn là điều kiện cần ở bất cứ lĩnh vực nào.
Ưu điểm:
1. Bạn có thể sắp xếp được thời gian làm sau giờ học và nếu không có khách bạn có thể lấy bài ra học (ngành mình học có bài kiểm tra mỗi tuần).
2. Cái này mới ghê nè, study permit cho phép làm tối đa 20h/tuần trong thời gian đi học và 40h/tuần lúc hè. Tuy nhiên, 2 tiệm nails mình từng làm đều trả thêm tiền mặt nếu tổng số tiền bạn làm vượt qua số giờ quy định, nhất là vào mùa hè. Ví dụ: 20 tiếng x 15 đồng = 300 đô, nhưng nếu bạn làm dc 400 đô thì chủ sẽ trả 300 đô tiền cheque (trước thuế) cộng thêm 100 đô tiền mặt (không thuế) cho thợ. Vậy thành ra mình kiếm được nhiều hơn những gì mình tính, kết quả là từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8 là mình kiếm đủ tiền học cho năm 2 luôn. Mà nói thêm chút xíu là mình đã có sẵn $10,000 trong tài khoản rồi, mình mới qua đã có việc làm liền nên không đụng vô phần tiền đó, làm sao để không đụng vô và có việc làm liền khi mới qua thì chút xíu nữa bạn sẽ đọc được bên dưới hehe
3. Mình kiếm được nhiều mối quan hệ ngon (networking). Mình phải nói là đi làm nails gặp đủ loại người, và bất cứ ngành nghề nào cũng có thể gặp và nói chuyện được. Vừa trao dồi được tiếng anh, vừa hiểu được văn hoá của người Canada. Đặc thù của làm Nail là tương tác 1:1, khách lúc nào cùng ngồi đối diện mình, thời gian làm từ 30 phút đến 1 tiếng nên tha hồ mà tám. Nói chuyện nhiều mà dễ thương thì chút ra tính tiền có khi được $20 $30 tiền tip là điều hoàn toàn bình thường. À, vói điều kiện bạn phải làm tốt và thời gian không quá lâu nha, làm xấu quắc như mình lúc đầu thì không có cửa được boa nhiều đâu mà có khi chủ còn la vì làm lâu quá. Các bạn đừng lo, mấy cái này luyện được hết. Cái quan trọng hơn hết là các bạn lấy được thông tin mình cẩn, hiểu về con người và văn hoá để có vốn kinh nghiệm và kiến thức cho công việc sau này.
Nhược điểm:
1. Mùa đông ăn cám.Có hôm đi học về chạy ra tiệm đến tối cũng không có khách.Vì đa số khách mùa đông họ ít đi làm nails hơn mùa hè, phần vì họ mang bao tay, giày tuyết nên không thường xuyên làm đẹp móng, phần khác thì họ là snowbird (dân di cư mùa đông qua nơi ấm, thường là Florida, Mỹ). Nói quá vậy thôi chứ mình làm mùa đông vẫn đủ tiền nhà, sinh hoạt phí, mua sắm (lâu lâu thôi nha) và không xài thâm vào $10,000.
2. Môi trường làm việc. Bao gồm cơ sở hạ tầng và nhân sự. Mình quan sát thấy ở những thành phố mình từng đi qua, có những tiệm nails trong Mall, họ không thể lắp được hệ thống hút mùi và bụi mài từ bột móng giả do chủ Mall không cho phép thay đổi kết cấu. Chỉ cần đi ngang qua tiệm thôi đã nghe mùi nồng nặc rồi, khổ nhất là bạn nào làm móng bột, vừa phải hít mùi dung dịch lưu huỳnh, vừa cúi mặt xuống để thấy đường mài bột, đầu tóc thì dính bột mài ra. Người làm lâu cơ thể sẽ thích nghi và dần không còn nghe mùi đó nữa, nhưng bạn vẫn hít vào mỗi ngày đấy! Về nhân sự, nếu may mắn bạn vào tiệm nào có chủ tâm huyết, chuyên nghiệp, tận tình mà tâm lý nữa thì còn gì nữa để nói, và cũng có những chủ không hợp, tiền lương trả thiếu, trả chậm, và không có tiền VACATION. Mình gặp phải trường hợp là đưa cho mình cheque vacation nhưng mình phải trả lại tiền mặt + thuế —> đã không có tiền còn lỗ tiền thuế. Họ thấy du học sinh mới qua không biết gì nên qua mặt ấy mà.
3. Dơ và tiếp xúc với móng bị nấm. Tiệm thứ 1 mình làm mình từng thấy khách làm bột quay lại mắng vốn là bị nấm móng tay, dụng cụ làm móng thì chỉ rửa kềm cắt da, còn lại thì xài xong cắm vào hủ đựng dụng cụ ngay tren bàn chứ không rửa qua xà bông, cồn và hơ máy diệt trùng. Còn tiệm thứ 2 thì dụng cụ như dũa, buffer xài xong chủ bắt đem xuống rửa rồi dùng lại, mà mấy cái này không bỏ vô máy diệt trùng được nên nguy cơ lây lan rất cao. Khi có người xuống kiểm tra thì ho hoán chạy xuống gom bỏ thùng rác hết?!
MÌNH ĐÃ CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ MỚI QUA ĐÃ CÓ VIỆC LÀM.
Bạn nên tập luyện trước ở Việt Nam, bạn có thể tham gia khoá học ở các trung tâm nếu bạn có điều kiện, hoặc lên youtube học, mình học từ bạn và anh Tình Yêu trên Youtube. Phần lớn thời gian là mình học ĐẮP BỘT, bạn nào có điều kiện nên học thêm BỘT NHÚNG, tiết kiệm được thời gian, kiếm được nhiều tiền hơn, mà đỡ độc hại. Ban đầu mình tự làm cho tay trái của mình, sau đó làm trên bàn tay giả rồi đến người nhà, cuối cùng là mình mướn mẫu về tận nhà, giá là 50k cho 1 lần (không giới hạn thời gian), các bạn search Hội Mẫu Tóc, Nails + khu vực bạn sống, mình ở Sài Gòn nên nhiều người nhận đến lắm các bạn. Làm xong mình trả họ 50k mà mình học được biết bao nhiêu điều rút ra từ bản thân. Mỗi tuần mình mướn 2 đến 3 mẫu, thường là cuối tuần vì trong tuần mình còn đi làm và luyện IELTS. Cứ như vậy cho đến khi ngày mình rời khỏi Việt Nam là chính xác 3 tháng. Đồ nghề mình tự mua bao gồm: kềm cát da, kềm cắt móng, sủi móng, dũa, buffer, dung dịch lưu huỳnh và bôt đắp (bột không màu và bột màu), vài lọ sơn thường, máy mài, cọ vẽ, keo dán móng và một hộp móng tay giả. Khi qua Canada mình mới tập sơn Gel, vì mình học là đắp bột màu nên không cần sơn nữa.
Các bạn đừng tiếc tiền mướn mẫu hay đầu tư cho bản thân một cái nghề, đặc biệt là nails, bạn vô làm chừng vài ngày là đã hoàn vốn rồi!! Mình chụp hình lại tất cả các sản phẩm, sau đó mình tiến hành search các tiệm nail ở thành phố mình sắp đến, ví dụ Nails salon in Toronto. Họ lúc nào cũng có Trang Facebook/Fanpage. Bạn nhắn cho họ một tin nhắn thiết tha mong tìm việc + với vài sản phẩm bạn ưng ý nhất. Mình gửi 10 tiệm thì cũng có 4 5 tiệm trả lời. Các bạn nên hiểu rằng chủ nail họ không phải trả cho bạn bất cứ chi phí nào nếu bạn không có khách cả, mà lúc không có khách nhiều khi bạn còn nghe điện thoại lấy hẹn, lau chùi, giặt sấy và xếp khăn, lau lọ sơn, dọn dẹp tiệm nữa nên việc nhận vào tiệm làm cũng dễ thở hơn so với ngành khác. Họ chỉ không dám nhận người không biết gì thôi.
Vài dòng chia sẻ mong mang lại giá trị cho mọi người.
Vua tương ớt gốc Việt chính thức trở thành tỷ phú đôla: Không tốn 1 xu quảng cáo, 40 năm không tăng giá bán buôn, âm thầm đưa Sriracha lên bàn ăn khắp thế giới
“Tôi muốn tiếp tục tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt. Tôi không nghĩ nhiều đến việc kiếm thêm lợi nhuận đâu”, David Trần chia sẻ với Forbes.