Chủ quán lẩu bò đeo 50 cây vàng đi chợ, ai nhìn cũng chói mắt!
Chợ Thiếc (Q.11, TP.HCM) sáng 31.1.2023, tức mùng 10 tháng giêng âm lịch đông đúc hơn hẳn so với những ngày bình thường.
Ngày vía Thần tài, người dân nô nức đi mua vàng cầu may tại khu chợ chuyên các mặt hàng vàng bạc, đá quý, nữ trang,…
Chợ Thiếc (Q.11, TP.HCM) tấp nập ngày vía Thần tài / Lê Nam
Đứng giữa cửa hiệu vàng lớn nhất khu chợ, anh Nguyễn Cường (chủ một quán lẩu bò ở TP.HCM) và mẹ vui vẻ đi mua vàng lấy hên. Không chỉ đeo kín cổ tay, các ngón tay, ông chủ tiệm lẩu còn đeo vàng trĩu cổ khiến ai đi qua cũng trầm trồ. Anh Cường cho biết, anh thích mua vàng vì theo anh, đeo càng nhiều vàng thì càng may mắn.
Anh Nguyễn Cường (chủ tiệm lẩu) mua 50 cây vàng lấy hên Thần tài / Lê Nam
Tiệm vàng Ngọc Tuyết nằm ở phía mặt đường Nguyễn Cơ Điều (P.6, Q.11) cũng hối hả bán vàng cho khách. Theo chị Xuân Hiếu, chủ tiệm vàng, bà con lao động đã rục rịch đi mua vàng từ ngày mùng 9, nhưng sáng mùng 10 thì đông hơn hẳn.
Theo ban quản lý chợ Thiếc, khoảng 11 giờ sáng mùng 10 tháng giêng chủ yếu là công nhân viên chức, dân văn phòng tranh thủ mua vàng; 15 giờ chiều là người lao động còn tiểu thương, người kinh doanh buôn bán sẽ ghé đến chợ vàng vào 18 giờ, sau khi công việc hoàn tất.
Năm nay, chợ cũng sẽ mở đến 22 giờ khuya để phục vụ nhu cầu mua sắm của bà con trong ngày vía Thần tài.
Chợ chủ yếu bán cho người lao động, tiểu thương với nhiều mặt hàng vàng phong phú, đa dạng, giá vừa phải / Lê Nam
Chợ Thiếc, quận 11, TPHCM được thành lập từ năm 1929, khu chợ bình dân được giới hạn bởi ba tuyến đường Phó Cơ Điều – Tân Phước và Trân Quý. Chợ bình dân gắn với đời sống người dân nơi đây qua nhiều thập kỷ nổi tiếng với khu kinh doanh trang sức, vàng bạc. Chợ còn có một tầng riêng dành cho nghệ nhân kim hoàn.
Ở quốc gia này, người dân dù nhiều tiền vẫn chẳng thấy hạnh phúc: Nguyên do đến từ 1 vấn đề cắm rễ trong xã hội
Sống tại một đất nước phát triển mạnh về kinh tế, có thu nhập cao nhưng hầu hết người dân ở đây vẫn cảm thấy chưa hạnh phúc.