“Các lao động nước ngoài sẽ thay đổi Nhật Bản như thế nào?” – chia sẻ của những người trong cuộc!

Sau khi dự luật mới về thay đổi chính sách nhập cư, nới rộng quy định để chào đón các lao động nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản chính thức được thông qua vào tháng 12, tối đã 345.000 lao động nước ngoài theo chế độ thị thực mới của lao động có kĩ năng sẽ được làm việc tại đất nước kể từ tháng 4 năm nay.

Động lực chính đằng sau dự luật được thông qua này là để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng trong 14 lĩnh vực công nghiệp trọng điểm của đất nước, bao gồm xây dựng, nông nghiệp, sản xuất và một số ngành dịch vụ khác.  Vào cuối năm 2017, các công dân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Nhật theo tình trạng thị thực này được gọi là “gino jisshu” (thực tập sinh kĩ thuật), với số lượng khoảng 274.000 người, được chia theo 77 nghề nghiệp khác nhau và hoạt động trong 139 vị trí.

Theo như hệ thống mới, trạng thái thị thực mới của lao động nước ngoài sẽ được phân loại thành 2 nhóm mới. Nhóm lao động đầu tiên sẽ được ở lại làm việc tại Nhật trong thời gian 5 năm và không có cơ hội được giới hạn thêm. Trong khi đó, nhóm lao động số 2, những người được chính phủ công nhận là “lao động sở hữu được những kĩ năng chuyên môn cao”, sẽ đủ điều kiện được gia hạn lưu trú và có thể đưa các thành viên của gia đình mình sang Nhật Bản định cư dài hạn.

Ông Yoshifu Arita, một thành viên thượng viện của Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản, đã kiên quyết phản đối dự thảo luật mới của chính phủ, với việc mô tả nó là “thiếu nội dung chi tiết, trống rỗng và không có giá trị”. Ông Arita cũng chỉ ra trong một buổi họp của Quốc hội Nhật Bản những hành vi lạm dụng và ngược đãi các thực tập sinh nước ngoài, dẫn đến tới 69 trường hợp tử vong của họ trong giai đoạn 2015 – 2017. Ngoài ra, ông cũng khẳng định luôn về việc có tới 26.000 công nhân đã bỏ việc và sống một cách chui lủi bất hợp pháp mà chính quyền không thể nào tìm ra được.

“Một trong số những trường hợp tử vong đó là do tự sát. Chúng ta cũng chẳng thể biết được liệu rằng các nạn nhân có được nhận các khoản bồi thường lao động hay không. Và khi hệ thống mới được thiết lập, với việc các vấn đề cũ của việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp tại đất nước vẫn còn tồn tại, chẳng có gì có thể đảm bảo rằng các trường hợp tương tự sẽ không còn lặp lại nữa”.

Patrick Harlan, ngôi sao truyền hình người Mỹ, đã sống ở Nhật Bản 25 năm, chia sẻ rằng mức giới hạn 5 năm là một sự bất công dành cho lao động nước ngoài:

“Cứ cho rằng họ (các lao động nước ngoài) đã làm việc chăm chỉ và không chỉ cải thiện được kĩ năng của mình mà còn cả khả năng tiếng Nhật nữa, đến mức họ có thể đóng góp cho xã hội Nhật Bản không thua kém gì những công dân trong nước. Sau đó, hết 5 năm, họ nhận được gì? Họ lại quay trở về đất nước và lãng phí đi khả năng của mình. Tôi nghĩ rằng hệ thống nhập cư này vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề”.

Thay vì yêu cầu họ quay về nước, ông Harlan đề nghị rằng với một mức giới hạn thời gian làm việc dài hơn 5 năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn, xu hướng tiêu dùng và sinh hoạt của lao động nước ngoài sẽ thay đổi, thay vì tiết kiệm chi tiêu cho mình để có được một khoản thu nhập đủ lớn khi về nước, có thể họ sẽ mua một chiếc xe hơi hay thậm chí là mua luôn nhà. Điều đó sẽ mang lại đóng góp lớn cho sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.

Sau khi nhận được nhiều chia sẻ hơn từ góc nhìn của những công dân quốc tế, người Ý, Sri Lanka và Trung Quốc bằng việc đến thăm các khu phố “Litte Yangon” và “Little Ethiopia” ở Tokyo, phóng viên của báo Flash đã tới với khu phố “Little Saigon”, nơi hiện đang có 178 công dân Việt Nam đang sinh sống, tập trung ở khu vực Icho, thành phố Yamato (Kanagawa). Nhiều người sinh sống trong khu vực đang làm việc trong các nhà máy sản xuất xe và các bộ phận cơ giới gần đó.

Có 4 cửa hàng tạp hóa bán hàng hóa và phục vụ món ăn Việt Nam có thể được tìm thấy trong khu phố.

Theo ông Akio Komatsu, Chủ tịch Hiệp hội Cư dân tự trị Icho, trong những năm đầu tiên sau khi các công dân Việt Nam đến sinh sống, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới tại Nhật, với những tranh chấp phát sinh giữa những công dân quốc tế. Nhằm xóa đi khoảng cách giữa họ, người Nhật sinh sống tại khu Icho đã khuyến khích các người hàng xóm mới tham gia vào các sự kiện giao lưu khác nhau, được tổ chức bởi các nhân viên tại trường tiểu học địa phương và các cơ quan chính phủ.

“Chúng tôi đã học được rằng khi sinh sống cùng với người nước ngoài, khi có những vấn đề xảy ra, thay vì im lặng chấp nhận nó mà không làm gì cả, chúng tôi vẫn nên truyền đạt suy nghĩ và ý định của mình cho họ hiểu. Cách suy nghĩ cổ điển của người Nhật, rằng “họ đáng nhẽ nên thấu hiểu” sẽ không có tác dụng. Mỗi người đều phải nỗ lực và cố gắng hơn để hiểu được phong tục và văn hóa của những người hàng xóm quốc tế, và thể hiện được sự khoan dung của mình”.

Theo: sugoi.vn

Tags:
Bạn cần nhớ kỹ 9 huyệt vị là chìa khóa có thể cứu mạng khi bạn gặp nguy nan

Bạn cần nhớ kỹ 9 huyệt vị là chìa khóa có thể cứu mạng khi bạn gặp nguy nan

Trong những lúc sức khỏe nguy cấp, nếu bạn biết cách bấm vào các huyệt vị quan trọng trên cơ thể thì có thể sẽ tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất