Bạn cần nhớ kỹ 9 huyệt vị là chìa khóa có thể cứu mạng khi bạn gặp nguy nan
Trung y cho rằng trên cơ thể chúng ta có tất cả 365 huyệt đạo khác nhau.
Trong đó có 108 đại huyệt và 257 tiểu huyệt. Trong số 108 đại huyệt thì có 9 huyệt vị là chìa khóa cứu mạng của cơ thể. Để tránh những rủi ro không đáng có và tự cứu mạng mình trong những trường hợp khẩn cấp hãy cùng tìm hiểu và nhớ kỹ về 9 huyệt vị này.
Chìa khóa thứ 1: Huyệt Nhân trung – cứu tinh khi ngất choáng
Vị trí: Huyệt Nhân trung hay còn gọi là Giáp Ất Kinh, là một huyệt vị cấp cứu quan trọng của cơ thể. Huyệt vị nằm tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh. Kích thích huyệt Nhân trung có tác dụng giúp huyết áp tăng cao, khai khiếu, thanh nhiệt, tiêu nội nhiệt, lợi vùng lưng và cột sống, điều hòa nghịch khí của âm dương.
Huyệt Nhân trung là một huyệt vị tối quan trọng trên cơ thể người (Ảnh: internet)
Huyệt vị chủ trị: Miệng méo, môi trên co giật, cảm giác như kiến bò ở môi trên, lưng và thắt lưng đau cứng, cấp cứu ngất, hôn mê, động kinh, phát cuồng, trụy tim mạch, trúng gió.
Khi bạn hoặc người thân có các triệu chứng như trúng gió, cảm nắng, trúng độc, dị ứng, đột nhiên bị ngất, không thể thở, tụt huyết áp, choáng… dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt Nhân trung của bệnh nhân có thể cấp cứu người bệnh.
Khi gặp trường hợp có người ngất xỉu, hãy bấm huyệt nhân trung để cấp cứu nạn nhân (Ảnh: Ydvn.net)
Khi gặp trường hợp hôn mê nguy cấp dùng tay ấn vào huyệt Nhân trung có thể hỗ trợ giúp bệnh nhân tỉnh lại. Đây là trường hợp cấp cứu trong tình huống khẩn cấp sau đó cần lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện để tránh bỏ lỡ thời gian trị bệnh.
Chìa khóa thứ 2: Huyệt Thái Dương – hỗ trợ giúp giảm đau đầu
Vị trí: Huyệt Thái Dương nằm ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đường mạch xanh của Thái dương.
Theo Trung y huyệt Thái Dương được gọi là “Kinh ngoại kỳ huyệt” cũng là huyệt vị người luyện võ liệt vào danh sách “Tử huyệt” của cơ thể. Y học hiện đại chứng minh đánh vào huyệt Thái Dương có thể dẫn tới tử vong hoặc gây chấn động não hoặc làm mất ý thức.
Khi bị đau đầu có thể dùng hai ngón tay trỏ ấn vào huyệt Thái dương sẽ nhanh chóng giải tỏa cơn đau (Ảnh:hoctrilieu.com)
Huyệt chủ trị: Đau đầu, đau nửa đầu, mỏi mắt, đau răng, cảm mạo, liệt mặt, bệnh mắt. Khi bị đau đầu có thể dùng hai ngón tay trỏ ấn vào huyệt thái dương cho tới khi căng đau, xoa thuận chiều kim đồng hồ khoảng 1 phút có thể làm giảm cơn đau.
Cách bấm huyệt: Thái dương là huyệt vị quan trọng của đầu, khi lao động trí óc liên tục thời gian lâu huyệt Thái dương sẽ có cảm giác nặng hoặc căng đau. Lúc này dùng tay bấm huyệt Thái dương có thể loại bỏ mệt mỏi, kích thích đại não giúp tinh thần phấn chấn, giảm đau và giữ được sự tập chung cần có cho công việc.
Chìa khóa thứ 3: Huyết áp tăng cao nhớ bấm huyệt Lao Cung
Những người bị huyết áp cao khi tức giận, cáu gắt, xúc động hoặc mệt mỏi dễ làm huyết áp lập tức tăng lên, lúc này hãy nhớ bấm ngay huyệt Lao Cung.
Cách bấm huyệt: Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt) có thể làm huyết áp dần dần trở lại bình thường.
Bấm huyệt Lao Cung để hạ huyết áp (Ảnh: tamdaibi.com)
Theo Ngũ hành trong Đông y thì huyệt Lao Cung thuộc hỏa có tác dụng thanh tâm hỏa, an thần, trừ thấp nhiệt. Dùng ngón cái massage từ huyệt Lao Cung của tay kia tới từng đầu ngón tay và thay đổi lại với tay kia. Khi massage cần giữ tâm thái bình tĩnh hòa nhã, hít thở đều có thể giúp huyết áp đang tăng cao dần dần hạ xuống.
Chìa khóa thứ 4: Bấm huyệt Túc tam lý để hỗ trợ giảm đau dạ dày
Vị trí: Huyệt Túc Tam Lý nằm ở dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn. Túc tam lý là huyệt vị có thể phòng và chữa trị rất nhiều loại bệnh, là đại huyệt giúp tâm và thân khỏe mạnh. Theo Đông Y ấn vào huyệt Túc tam lý có thể điều chỉnh hệ miễn dịch của thân thể, tăng sức đề kháng, điều chỉnh Tỳ vị, lý Tỳ vị, điều trung khí, thông kinh lạc – khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, Xu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.
Theo Đông Y ấn vào huyệt Túc tam lý có thể điều chỉnh hệ miễn dịch của thân thể, tăng sức đề kháng… (Ảnh: internet)
Huyệt vị chủ Trị: Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, viêm ruột, chi dưới yếu liệt, các loại bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Cách bấm huyệt: dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh và vuông góc vào vị trí huyệt Túc tam lý từ 3 đến 5 phút.
Chìa khóa thứ 5: Bị nôn mửa hãy bấm huyệt Nội quan
Nội quan là huyệt vị định tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào. Khi bị nôn mửa có thể dùng tay ấn vào huyệt Nội quan. Khi ấn vào huyệt vị thấy đau là đã ấn đúng huyệt, ấn mạnh trong vòng 2 phút có thể giúp giảm bớt cơn buồn nôn.
Vị trí: huyệt Nội quan nằm ở trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé) giúp hết cơn buồn nôn.
Khi cảm thấy buồn nôn bạn hãy thử bấm mạnh vào huyệt Nội quan (Ảnh: Internet)
Chủ Trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, vùng ngực và hông sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh.
Chìa khóa thứ 6: Bất ngờ chảy máu mũi hãy bóp gót chân
Cách bấm huyệt: Khi bị chảy máu mũi lập tức dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào gót chân (chỗ lõm Xuống giữa mắt cá và xương gót chân). Chảy máu mũi bên trái bóp gót chân phải, chảy máu mũi bên phải bóp vào gót chân bên trái.
Khi bị chảy máu mũi lập tức dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào gót chân (Ảnh: Internet)
Chìa khóa thứ 7: Bấm huyệt Thiếu Thương để giảm ho
Vị trí: Huyệt nằm ở bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0,1 thốn về phía tay quay. Hoặc ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan – mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.
Khi bị ho có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bấm mạnh vào huyệt Thiếu Thương (Ảnh:Internet)
Cách tác dụng: Thiếu Thương là huyệt vị thiên về điều trị ho khan. Khi bị ho có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bấm mạnh vào huyệt Thiếu Thương cho tới khi thực sự cảm thấy đau có thể giúp giảm ho. Những người hay bị ho khan trường hợp nghiêm trọng còn bị ho ra máu hãy dùng ngón cái bấm huyệt Thiếu Thương có thể đặc trị ho khan hiệu quả.
Ngoài cách bấm huyệt vị còn có một phương pháp khác để kích thích nó chính là phương pháp chích máu. Thiếu Thương là một huyệt rãnh sâu, lấy máu ở vị trí này có thể giảm sự kích ứng gây đau họng. Nguyên nhân là bởi phổi sợ nóng thích sự thanh mát. Lấy máu từ huyệt Thiếu Thương cũng giống như dẫn khí huyết nóng qua phổi ra ngoài mang lại môi trường thanh mát cho phổi. Trước khi chích máu cần dùng cồn sát trùng kim và ngoài da sau đó bóp điểm huyệt vị và dùng kim nhanh chóng chích vào dưới da. Đồng thời nặn ra từ 3 – 5 giọt máu và nhanh chóng dùng bông để cầm máu.
Chìa khóa thứ 8: Bấm huyệt Thiên Xu (Thiên Khu) trị táo bón, rối loạn tiêu hóa
Vị trí: huyệt nằm ở vị trí từ rốn đo ngang ra 2 thốn. Hoặc đơn giản hơn huyệt Thiên Xu nằm ở hai bên ngang rốn, chụm 3 ngón tay để dọc ở hai bên chính là huyệt Thiên Xu. Châm cứu hoặc ngải châm vào huyệt Thiên Xu có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chức năng đường ruột.
Bấm huyệt Thiên Xu (Thiên Khu) có hiệu quả rõ rệt tác dụng đến các triệu chứng ở đường ruột như rối loạn tiêu hóa, táo bón… (Ảnh: Soha)
Huyệt Thiên Xu chủ trị: Trường vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đường ruột, viêm ruột thừa, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón. Có rất nhiều thí nghiệm và nghiên cứu lâm sàng xác nhận châm cứu hoặc ngải châm vào huyệt Thiên Xu có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chức năng đường ruột, giảm nhẹ hoặc loại bỏ rối loạn tiêu hóa dẫn tới các loại bệnh.
Cách bấm huyệt: Những người bị táo bón khi đi đại tiện dùng ngón tay ấn vào huyệt Thiên Xu cảm giác rõ ràng có chỗ ê ẩm sưng lên ấn vào đó khoảng 1 phút sẽ có cảm giác muốn đi ngoài, sau đó nín thở để áp sát vùng bụng một lát sau sẽ có thể tiểu tiện.
9. Chìa khóa thứ 9: Khi trằn trọc, khó ngủ, chân lạnh hãy bấm huyệt Dũng Tuyền
Huyệt Dũng Tuyền hay còn có nhiều tên khác như Địa xung, Quyết tâm, Địa cù… “Dũng tuyền” có nghĩa là huyệt nằm dưới lòng bàn chân như một dòng suối, đồng thời lại là nơi tàng chứa chân dương ở phía dưới của tạng thận, nên nơi đây tựa như một “nguồn nước chảy vọt ra, tràn đầy sức sống”.
Vị trí: Bạn co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt. Hoặc bạn có thể tìm huyệt ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
Khi trằn trọc, mất ngủ bấm huyệt Dũng tuyền (Ảnh: Internet)
Huyệt chủ trị: Từ xưa, huyệt này đã được ghi nhận để chữa các bệnh như mất ngủ, đau nhức, hoa mắt chóng mặt, hôn mê, nóng hay lạnh gan bàn chân, chuột rút bàn chân, đau mặt trong đùi, đỉnh đầu, thoát vị, đau sưng họng, chết đuối, trúng nắng, trúng gió, động kinh, tiêu khát…
Cách bấm huyệt: Khi trằn trọc khó ngủ, bạn dùng hai tay đồng thời xát nhẹ hai gan bàn chân khoảng 2 phút, sao cho tại chỗ nóng lên (ngâm chân khoảng 10 phút bằng nước muối ấm là tốt nhất). Sau đó dùng hai ngón tay cái đồng thời day ấn huyệt dũng tuyền cả hai bên trong 2 phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác tê tức lan sâu vào bên trong gan bàn chân. Bạn cũng có thể dùng các vật cứng như đầu đũa, cán bút… để day ấn hoặc đặt chân (vị trí huyệt) lên viên sỏi hay các vật tương tự để kích thích vào huyệt.
Theo: nuocphap.net
Điều dưỡng hộ lý Nhật Bản sau 1 năm không đạt N3 có bị về nước?
TTS ngành hộ lý, điều dưỡng là một chương trình đang khá là mới. Đây là một ngành nghề đặc biệt, bởi nó liên quan đến sức khỏe con người, vì vậy phía Nhật Bản đã đưa ra những quy định rất khắt khe cho ứng viên khi tham gia chương trình này tại Nhật.