7 điều cần biết khi nhậu ở Nhật Bản
Giống như nhiều quốc gia khác, người Nhật cũng uống, thích uống rượu bia. Họ thường đến các quán nhậu và đi hát hò vào dịp cuối năm.
Ngoài cocktail, bia thì các đồ uống phổ biến ở Nhật Bản là rượu sake truyền thống, rượu gạo, shochu, hoặc nihonshu.
Trong một khía cạnh nào đó thì uống là một phần quan trọng của nền văn hóa Nhật Bản. Hầu hết người dân Nhật đều từng ít nhất một lần đi cùng nhóm bạn, đồng nghiệp tham gia vào “nomikai” tại một izakaya (quán rượu Nhật Bản) để uống và tiệc tùng.
Giống như nhiều điều khác, uống rượu ở Nhật Bản cũng có một bộ quy tắc riêng. Dưới đây là 7 điều bạn nên biết trước khi đi ra quán bar hoặc quán rượu ở Nhật để tránh biến mình thành kẻ thiếu lịch sự.
1. Bạn phải từ 20 tuổi trở lên
Ảnh: JP.Fotolia
Quy định về độ tuổi uống và sở hữu rượu có sự khác nhau tại mỗi quốc gia. Ví dụ ở Canada, Anh và một số nước châu Âu cho phép uống rượu khi đủ 18 tuổi.
Tại Nhật, thanh niên phải đủ 20 tuổi trở lên mới được phép uống đồ uống có cồn và hút thuốc.
Đó là quy định, trên thực tế vẫn có rất nhiều người lách luật.
2. Hầu hết mọi người bắt đầu bữa tiệc bằng một ly bia
Ảnh: JP.Fotolia
Trái với Việt Nam, bia và rượu là hai thức uống khác nhau. Chúng được dùng với các món nhắm khác nhau và thường ít người dùng chung cả bia và rượu trong một lần nhậu.
Ở Nhật, một bữa tiệc rượu đông người luôn bắt đầu bằng việc uống 1 ly bia trước, cho dù sau đó bạn uống sake hay cocktail.
Điều này không bắt buộc, bạn có thể không uống bia nếu không muốn, nhưng thường thì một người sẽ gọi đồ uống chung cho cả nhóm và đó là nama-biru – ly bia tươi.
Sake và rượu vang được mang đến sau.
3. Chia sẻ đồ uống
Ảnh: JP.Fotolia
Nếu trong một buổi tiệc, bạn mang theo một loại rượu hay một thức uống đóng chai nào đó thì bạn nhậu cũng sẽ mang theo một chai rượu.
Trong buổi tiệc, một người nếu muốn uống thêm rượu sẽ rót thêm vào ly người cùng bàn trước sau đó mới rót vào ly của mình.
Đây là phép lịch sự tối thiểu, thể hiện sự tôn trọng với người uống cùng mình.
4. Cùng nhau cụng ly rồi uống
Ảnh: JP.Fotolia
Bạn có thể uống ngay khi ly của mình có rượu, nhưng thông thường người Nhật sẽ đợi cho rượu được rót đủ các ly, mọi người trong bàn đều cầm ly của mình và cụng ly rồi uống.
Sau đó mới uống riêng.
Khá giống với kiểu “chào mâm” ở Việt Nam.
5. Cùng nhau hô “Kanpai!”
Ảnh: JP.Fotolia
Tương tự như tiếng “Dzô! Dzô!” của Việt Nam.
Khi mọi người đều đã sẵn sàng để bắt đầu, người Nhật sẽ nhìn nhau và nói “Kanpai!”, có nghĩa là “Chúc mừng!”.
Ngoài ra người Nhật cũng thường nói “Otsukaresama desu!” nếu thành viên trong bữa tiệc là những đồng nghiệp. Nó giống như một từ để cảm ơn và động viên nhau trong công việc.
6. Vị trí của ly
Ảnh: JP.Fotolia
Ngoài cụng ly chung thì người Nhật cũng uống rượu riêng, mời riêng một ai đó.
Trong trường hợp này, bạn nên chú ý đến vị trí ly của mình khi cụng. Luôn luôn đặt ly thấp hơn ly của đối phương để thể hiện sự tôn trọng.
Hành động này tuy nhỏ nhưng thể hiện phép lịch sự và tình cảm của người uống, đặc biệt khi uống với bậc tiền bối, lãnh đạo hoặc cha mẹ.
7. Tận dụng các “nomihoudai”
Ảnh: Wattention
Nếu người phương Tây có tiệc Buffet, là kiểu tiệc mà thực khách trả một khoản tiền để ăn uống thỏa thích trong một khoảng thời gian nhất định thì người Nhật có “nomihoudai” với hình thức tương tự.
Rất nhiều nhà hàng cung cấp nomihoudai cho thực khách. Nếu đi cùng nhóm lớn bạn nên tận dụng ưu đãi này để tiết kiệm chi phí. Vì chỉ cần bỏ ra một khoản tiền quy định là cả nhóm có thể uống tất cả các loại rượu trong quán trong khoảng 90 phút hoặc 3 giờ đồng hồ.
Uống rượu ở Nhật thường được xem như là cơ hội để thư giãn và gắn bó với bạn bè đồng nghiệp. Người Nhật uống để vui chứ không uống để say.
Với 7 lời khuyên này bạn sẽ là một thực khách lịch sự, hòa mình với những người dân địa phương, không hề có cảm giác là người phương xa đến.
Bị phá mất nhà, rất nhiều người già ở Nhật lâm vào tình trạng vô gia cư
Rất nhiều người cho rằng Nhật Bản là một quốc gia có an ninh xã hội cao vì vậy, cuộc sống mỗi người luôn được đảm bảo nhất là với người cao tuổi. Hơn nữa, chính phủ Nhật Bản sẽ trả tiền cho người cao tuổi để có thể có một cuộc sống tối thiểu. Với sự đảm bảo từ phía chính phủ, người dân có đời sống đảm bảo thậm chí khi gặp khó khăn.