4 lý do nhà hàng Nhật Bản không có văn hóa tiền boa

Có rất nhiều lý do để yêu thích Nhật Bản và một trong những điều tuyệt vời nhất khi đến dùng bữa tại các nhà hàng là không cần phải để lại tiền boa.

Trong một hóa đơn nhà hàng sushi tại Mỹ, khách hàng bất ngờ khi phía dưới hóa đơn có ghi dòng chữ: "Theo phong tục Nhật, nhân viên phục vụ của nhà hàng sẽ được trả thù lao bằng tiền lương của họ, do đó tiền thưởng sẽ không được chấp nhận. Cảm ơn quý khách".

Keyword đầu tiên có dấu

Bức ảnh trên nhận được sự ủng hộ của nhiều cư dân mạng, nhưng nhiều người cũng thắc mắc rằng lý do thực sự trong văn hóa không có tiền boa của người Nhật là gì.

1. Tiền boa không phải là văn hóa Nhật Bản

Tiền boa nói chung không phải là một phần của văn hóa Nhật, nó thường không được mong đợi trong các ngành liên quan tới dịch vụ ăn uống. Ở một số nhà hàng, nhân viên sẽ bị cấm nhận tiền boa, tuy nhiên cũng có một số ít nơi chấp nhận tiền boa sau đó chia đều cho các đồng nghiệp còn lại.

Trong rất nhiều sách hướng dẫn về du lịch Nhật Bản, người ta cũng thường xuyên nhắc nhở du khách không nên boa tiền cho nhân viên nhà hàng, hành động này sẽ bị xem là bất lịch sự. Tuy nhiên, người Nhật cho rằng hành động này rất kỳ lạ chứ không hẳn là bất lịch sự. Người Nhật luôn cho rằng việc mình phục vụ khách hàng là công việc và họ được trả lương để làm điều đó, thế nên tiền boa là không cần thiết.

Keyword đầu tiên có dấu

2. Cách boa đặc biệt "Otoshi"

Tại nhiều nhà hàng Nhật, sau khi ngồi xuống ghế thì phục vụ sẽ tự động mang ra một món khai vị và nó được gọi là "Otoshi". Otoshi không phải là những thứ miễn phí như khăn nóng/lạnh mà đó là món ăn buộc phải trả tiền thêm ngoài món chính mà khách hàng gọi.

Otoshi thường có giá khoảng 500 yeen~1000 yên (100.000~200.000 VNĐ) tùy thuộc vào cửa hàng bình dân hay cao cấp. Món khai vị này rất nhỏ, chỉ có vài ba miếng, thường là rau, salad đơn giản làm bằng nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có giá khá đắt.

Đây có thể nói như là một cách boa cho nhân viên nhà hàng thay vì để lại tiền dư. Khách hàng có thể ăn món khai vị này và tính thêm nó vào trong hóa đơn. Otoshi thường không được nói cụ thể cho đến khi khách hàng thấy nó được tính thêm vào trong hóa đơn.

3. Makanai

Khi làm trong nhà hàng Nhật, nhân viên sẽ được hỗ trợ ít nhất 1 bữa ăn mỗi ngày hoặc giảm giá khi ăn tại đây. Makanai đề cập đến các bữa ăn được nhà hàng cung cấp miễn phí cho nhân viên. Nó không phải là những món ăn có trong thực đơn với giá cao, nhưng các món này vẫn được làm bằng những nguyên liệu chất lượng có trong nhà hàng.

Rõ ràng là ngoài mức lương nhận được, nhà hàng còn hỗ trợ thêm cho nhân viên, do đó họ không có lý do nào để nhận thêm tiền boa nữa.

Keyword đầu tiên có dấu

4. Dịch vụ kiểu Nhật

Đối với các nhà hàng kiểu Mỹ, tiền boa là một biểu hiện cho thấy khách hàng hài lòng với dịch vụ của cửa hàng. Tuy nhiên ở Nhật, dịch vụ làm khách hàng hài lòng là luôn luôn cần thiết và bắt buộc bất kỳ nhân viên phục vụ nào cũng hiểu rõ được điều ấy. Nhân viên phục vụ tự hào về công việc của họ, điều này đã ăn sâu vào trong văn hóa của người Nhật. Việc làm hài lòng khách hàng đã được trả lương xứng đáng và họ không cần phải "giả tạo" để kiếm thêm tiền boa.

Tại Nhật Bản, dù là từ cửa tiệm bình dân cho tới nhà hàng sang trọng thì văn hóa phục vụ khách hàng luôn được ưu tiên hàng đầu. Do đó, du khách sẽ không cần phải boa cho nhân viên vì thấy người này tận tâm phục vụ mình, bất kỳ một nhân viên nào cũng đều làm như vậy với khách hàng, trăm người như một nên sẽ không thấy được ai xuất sắc nhất để mà boa tiền.

Theo: Soranews24

Tags:
Made in Asia: Hãng bim bim Nhật Bản vươn lên từ vụ thả bom nguyên tử Hiroshima và cứu đói cho đất nước như thế nào

Made in Asia: Hãng bim bim Nhật Bản vươn lên từ vụ thả bom nguyên tử Hiroshima và cứu đói cho đất nước như thế nào

Vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima là một trong những nguyên nhân thôi thúc hãng bim bim Calbee vươn mình lên thành tập đoàn quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất