4 lý do người Nhật không để nhà vệ sinh chung với nhà tắm như ở Việt Nam: Tôi đã hiểu sao họ ít bệnh và trường thọ

Nhật Bản Lâu Nay Vẫn Được Biết Đến Là Đất Nước Có Nhiều Nét Văn Hóa Khác Biệt, Người Dân Có Lối Sống Lành Mạnh, Cẩn Thận Và Kỹ Tính.

Đây cũng là vùng đất có tuổi thọ cao nhất và hầu như ít mắc bệnh tật (như ung thư) giống như nhiều nước khác. Lí do xuất phát từ ngay những thói quen trong cuộc sống hàng ngày, kể cả việc bố trí nhà vệ sinh.

Khi tới “đất nước mặt trời mọc”, nhiều người sẽ không dễ để bắt gặp nhà vệ sinh xây tích hợp luôn bên trong nhà tắm như ở nhiều quốc gia khác, nhất là ở Việt Nam. Cho dù đó là những căn hộ siêu nhỏ và chật chội, nguồi Nhật cũng luôn sắp xếp riêng nhà vệ sinh và nhà tắm.

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao người dân nước Nhật không xây nhà vệ sinh chung với nhà tắm tiết kiệm diện tích như nhiều nơi hiện đại khác?

Sau khi đọc thông tin trên 1 tờ báo thì mình cũng đã có câu trả lời cho điều này rồi, giờ chia sẻ lại cho những ai tò mò muốn biết nha.

Tóm lại, việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm chính là một trong những nét tinh tế của người dân nước Nhật vì 4 lý do như sau:

hình ảnh

Người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Lý do đầu tiên: Người Nhật coi trọng yếu tố vệ sinh

Theo quan niệm và ý thức của người Nhật, nhà tắm là nơi cực kì sạch sẽ. Trong khi nhà vệ sinh là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn.

Nếu như để chung nhà tắm và nhà vệ sinh với nhau sẽ khiến môi trường tắm dễ dàng bị ô nhiễm, thậm chí là làm lây lan vi khuẩn từ toilet sang nhiều dụng cụ nhà tắm như khăn mặt, bàn chải, xà phòng tắm…

Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Leeds cho thấy, nếu không đậy nắp bồn cầu lại trước mỗi lần xả nước thì vi khuẩn từ bồn cầu có thể bay tới 10 inch (25,4cm) trong không khí. Trong khi đó, vi khuẩn có trong bồn cầu rất lớn và sinh sôi rất nhiều… nguy cơ nhiễm khuẩn từ bồn cầu lên bàn chải, khăn mặt nếu để chung với nhà tắm là rất lớn.

Vì sự đối lập đó, 2 khu này phải hoàn toàn tách biệt nhau.

Lý do thứ 2: Người Nhật luôn quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi nghỉ dưỡng

Người Nhật muốn nhà tắm phải thật thông thoáng, có ánh sáng mặt trời, phải thật sự ấm áp, thơm tho và tiện nghi để phù hợp với việc thư giãn, phục hồi thể chất.

Và với nhà vệ sinh thoáng đãng sẽ không ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình.

Lý do thứ 3: Người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm như một cách tận hưởng cuộc sống và bảo vệ tâm hồn

Ai cũng biết người Nhật học tập, làm việc đều rất khẩn trương và gấp rút. Tuy nhiên họ lại có những cách tận hưởng cuộc sống riêng biệt và một trong số đó là giành nhiều thời gian trong nhà tắm cũng như nhà vệ sinh.

Việc thiết kế riêng biệt 2 khu phụ này như vậy với mục đích mọi người có nhiều thời gian và không gian sử dụng hơn. Họ không phải cập rập và gấp gáp, ảnh hưởng đến những người khác trong nhà.

hình ảnh

Người nhật không dùng nhà vệ sinh chung nhà tắm. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Lý do thứ 4: Giúp người sử dụng có thể đảm bảo an toàn sự sống

Toilet ở Nhật Bản thường có rất nhiều chức năng như phun rửa, sưởi ấm và luôn được cắm điện. Như vậy, nếu để chung với nhà tắm sẽ làm tăng nguy cơ giật điện, cháy nổ, hỏng hóc là rất lớn.

Ngược lại, người đi đại tiện, tiểu tiện cũng có nguy cơ bị trượt ngã và chấn thương bởi sàn nhà tắm luôn ướt.

Ngoài ra, khi tách bạch nơi đi vệ sinh và nhà tắm, nhà vệ sinh luôn khô ráo sẽ cho phép người Nhật có thể trang trí thêm cho không gian nhàm chán này những hình dán vui nhộn, sạch mát với những chậu cây hay có cả kệ sách báo.

Trên đây là 4 lý do người nhật luôn đặt riêng biệt nhà tắm và nhà vệ sinh đã được báo chí chia sẻ. Tóm lại theo họ thì nó không chỉ khiến việc sử dụng thuận tiện hơn mà còn an toàn hơn và còn khỏe mạnh hơn mọi người ạ.

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất