Xử lý như thế nào khi gặp Tai nạn giao thông tại Nhật Bản?
Hệ thống giao thông của Nhật Bản
Chính vì vậy khi du học sinh, thực tập sinh hay người lao động Việt Nam sang Nhật không khó tránh khỏi gặp tai nạn giao thông.
Trong khi tiếng Nhật của bạn chưa được thông thạo hay chưa từng gặp trường hợp xảy ra tai nạn giao thông lần nào. Vậy bạn sẽ phải xử lý như thế nào khi gặp tai nạn giao thông tại Nhật Bản?
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm dưới đây, để khi gặp trường hợp đó bạn sẽ biết cách xử lý hơn!
3 TRƯỜNG HỢP TAI NẠN GIAO THÔNG THƯỜNG XẢY RA
Trường hợp 1: Bạn là người bị nạn
Trong trường hợp bạn còn tỉnh táo
Nếu bạn bị thương và còn tỉnh táo hãy chú ý ngay dưới đây:
Gọi ngay cho cảnh sát báo trình sự việc.
Nếu bị thương nhẹ cần phải đi bệnh viện để khám tổng thể xem bạn có bị làm sao không.
Cần xác định đầy đủ thông tin của đối tượng gây tai nạn như: biển số xe, loại xe, tên tuổi, địa chỉ đối tượng…
Cần phải bảo quản các chứng cứ gây tai nạn và tìm người chứng kiến. Xin số điện thoại và địa chỉ của nhân chứng để phòng khi có việc cần nhờ giúp.
Trong trường hợp bạn phải đưa đi cấp cứu
Nếu bạn bị tai nạn và ngất đi trong lúc đó, đang phải nằm viên bạn cần phải xác định được ai là nhân chứng, ai là người gây tai nạn cho bạn. Khi đã xác định được ai là người gây tai nạn bạn có thể yêu cầu nhận tiền bồi thường cho những khoản sau:
Về chi phí y tế, chi phí đi lại bệnh viện, phí nằm viện…
Tổn thất do phải nghỉ việc, nghỉ học…
Tổn thất về tinh thần vật chất.
Trường hợp 2: Bạn là người gây ra tai nạn
Nếu không may là người gây tai nạn giao thông thì bạn hãy thực hiện những bước sau:
Sơ cứu người bị thương
Bạn cần phải giữ bình tĩnh, tuyệt đối không được bỏ chạy. Nếu người bị thương nhẹ, xay xát thì cần sơ cứu qua, rồi cho người ta đi bệnh viện kiểm tra như thế nào.
Trong trường hợp người bị tai nạn thương nặng, ngất xỉu thì không được di chuyển người bị tai nạn, bạn nên nhanh chóng gọi xe cấp cứu đến hiện trường.
Cần phải gọi xe cấp cứu và báo cảnh sát khi gặp tai nạn giao thông
Liên hệ với cảnh sát
Trong trường hợp này bạn cần phải trình báo ngay với phía cảnh sát để được cấp giấy chứng minh tai nạn giao thông. Giấy này dùng để thanh toán tiền bảo hiểm đối với người bạn gây ra tai nạn.
Liên hệ với Công ty bảo hiểm
Thông thường tiền bồi thường thiệt hại với người bị thương trong vụ tai nạn sẽ được tiến hành qua Công ty bảo hiểm. Nếu không có sự đồng tình của công ty bảo hiểm, bạn không nên hứa bất cứ điều gì đối với người bị thương.
Nếu bạn chưa thành thạo tiếng Nhật, tinh thần chưa ổn định nếu ai có hỏi gì thì bạn nên đáp là “Vâng”. Nếu thông thạo tiếng Nhật bạn nên giữ vững tinh thần và nói với người bị nạn là “Mọi thông tin liên quan tới chi phí điều trị, sửa chữa xe thì tôi sẽ xác nhận với công ty bảo hiểm” hoặc “Tôi sẽ nhờ người chịu trách nhiệm bên công ty bảo hiểm liên lạc”.
Và cố gắng giải quyết vấn đề tai nạn giao thông trong mức độ tình cảm, tránh tình trạng kiện cáo lên các cơ quan chức năng của Nhật, điều này sẽ không tốt trong quá trình bạn du học hay làm việc tại đây.
Trường hợp 3: Bạn là nhân chứng
Trường hợp cuối cùng, nếu bạn là nhân chứng khi chứng kiến vụ tai nạn giao thông, cần phải lưu ý và thực hiện một số điều sau:
Gọi xe cấp cứu
Trong trường hợp này bạn cần phải giữ bình tĩnh và gọi điện ngay cho xe cứu thương đến hiện trường. Số xe cứu thương của Nhật: 119.
Gọi và báo công an
Sau khi gọi xe cấp cứu xong bạn cần phải thông báo ngay cho cảnh sát về tình hình xảy ra tai nạn, địa điểm, tình trạng của nạn nhân ra sao. Số điện thoại của công an: 110.
Lưu ý: Bạn nên chụp lại ảnh hiện trường, để khi cần khai báo thì lấy ra nộp cho cảnh sát.
Sơ cứu nạn nhân
Nếu bạn không am hiểu về kiến thức sơ cứu cơ bản thì không được tự ý sơ cứu nạn nhân. Nhiều trường hợp vì sơ cứu không đúng cách đã khiến cho bệnh nhân nguy hiểm thêm. Hoặc bạn có thể hỏi thăm người qua đường xem có giúp đỡ được gì không?
Cách sơ cứu nạn nhân bị Tai nạn giao thông
Cần quan sát hiện trường
Sau đó, bạn cần phải quan sát hiện trường vụ tai nạn giao thông. Quan sát xem có mối đe dọa, nguy hiểm nào không. Ví dụ như: xe rò rỉ xăng, động cơ xe vẫn đang chạy hoặc bốc cháy.
Hãy tìm cách khắc phục nhé, tránh tình trạng xảy ra đáng tiếc.
Tiếp theo bạn cần làm là quan sát hiện trường xung quanh, để ý xem có mối đe dọa nào khác không.
Cho dù bạn là nhân chứng, nạn nhân hay gây ra tai nạn giao thông, để tránh rắc rối xảy ra về sau, bạn cần khai báo mọi việc cho cảnh sát. Cần liệt kê những tổn hại về tài sản, con người để cảnh sát đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Để tránh bị tai nạn giao thông tại Nhật Bản hoặc biết cách xử lý như thế nào thì đừng bỏ lỡ bài viết nhé! Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và đặc biệt bạn cần phải nắm rõ về những đặc trưng trong văn hóa tham gia giao thông của người Nhật.
Nguồn: TTCVN
Du học Nhật Bản nên đi vùng nào? 9 nơi không thể bỏ qua…
Nhật Bản là một trong những điểm đến của nhiều du học sinh hiện nay. Thế nhưng du học Nhật Bản nên đi vùng nào? Vùng nào có nhiều cơ hội phát triển hơn? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé