Xóɫ xɑ пgười đàп ôпg 69ɫ giấu vợ đi ăп xiп vì ɫɦấɫ пgɦiệρ, cố báɱ lại SG: Được giúρ 150ɫr
Dịch bệnh tại TP.HCM vẫn diễn biến căng thẳng, kéo theo nhiều trường hợp mất việc hoặc ảnh hưởng kinh tế trầm trọng. Mới đây, MXH xôn xao câu chuyện về ông ông Bùi Quang Vinh (69 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) bị mất việc làm khi dịch ập tới, "kẹt cứng ngắc’ giữa Sài Gòn. Quá ngặt nghèo, ông tạm gác tự trọng sang bên để đi ăn xin.
Câu chuyện khi được cô gái Nguyễn Đỗ Trúc Phương chia sẻ lên MXH đã nhanh chóng thu hút nhiều người quan tâm, đồng cảm. Cô gái này cũng kêu gọi cư dân mạng cùng chung tay quyên góp để hỗ trợ người đàn ông 69 tuổi đáng thương.
(Ảnh chụp màn hình)
Phép màu đã xảy ra, chỉ sau 1 đêm kêu gọi, Trúc Phương cho biết quỹ ủng hộ dành cho ông Bùi Quang Vinh đã đạt đến 150 triệu đồng.
“"Từ hôm nay chú không phải ra ngồi xin nữa rồi con ạ. Cám ơn con và mọi người rất nhiều! Bây giờ chú về nhà với vợ luôn đây“.
Ai ở đời này cũng yếu đuối cả… chỉ là khi không còn gồng mình được nữa , thì cảm xúc sẽ vỡ oà….
Em Phương thấy có một số ý kiến nói chú Khó chịu.. Không có đâu mọi người à. Chú tình cảm lắm….
Chỉ là giấu đi qua hình hài của một ông chú manh mẽ thôi.
Người giàu hay người nghèo đều có lòng tự trọng, và sự tủi nhục của riêng mình…. Ai cũng cần được tôn trọng và muốn tự quyết định cuộc đời của bản thân.
Nên khi giúp bất cứ hoàn cảnh nào, em cũng hỏi ý kiến các ông bà, cô chú vì đây là sự tôn trọng tối thiểu dành cho người nghèo.
Em mong mọi người đừng áp đặt chú vào khuôn khổ và nói chú khó chịu khi chú không muốn thực hiện theo. Hãy tôn trọng cuộc sống của chú, như chính bản thân mình vậy đó . Của cho không bằng cách cho phải không nè”.
Đó là nguyên văn phần chia sẻ của Trúc Phương trên trang cá nhân. Đây cũng là cô gái “quen mặt” với nhiều người vì thường xuyên kêu gọi cộng đồng ủng hộ để hỗ trợ những trường hợp khó khăn, ngặt nghèo.
(Ảnh chụp màn hình)
Còn câu chuyện về ông Bùi Quang Vinh, đó là một trong những lao động nhập cư chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Trước đây, ông làm nhiều nghề để mưu sinh và một lần đến nhận vé số về bán đã gặp gỡ bà Phan Thị Trương (51 tuổi) và hai người nên duyên vợ chồng ngót nghét hơn 10 năm. “Tôi mất vợ, cũng có hai đứa con ở quê, bà ấy từ Hà Tĩnh vô cũng không còn chồng, có một đứa con, rồi hai chúng tôi sống với nhau tới tận bây giờ”, ông nhớ lại.
Vợ chồng ông Vinh trong căn nhà thuê tạm ở Sài Gòn. (Ảnh Thanh Niên)
Đầu tháng 6.2021, sau khi ông Vinh mất việc, mọi chi phí trong nhà đều dồn hết lên vai người vợ trong khi mỗi tháng bà cũng chỉ kiếm được 4,5 triệu đồng. Để trang trải, mỗi ngày bà phải đi nhặt thêm ve chai sau giờ làm việc, có được đồng nào hay đồng đó. Hoàn cảnh gia đình ngày càng khó khăn, ông Vinh cũng giấu vợ để đi xin: “Tôi đi xin về không dám đưa cho bà ấy nhiều sợ bà ấy nghi”. Việc ông giấu vợ cũng vì sợ bà càng thêm lo lắng khi nghe tin chồng thất nghiệp.
Giữa lúc tình hình căng thẳng, hai vợ chồng cũng “bị kẹt” lại Sài Gòn vì về quê là cả vấn đề. Bởi thế, họ lay lắt bám trụ Sài Gòn, hy vọng dịch bệnh sớm được khống chế để mưu sinh kiếm sống. Dù tuổi già ập đến từ bao giờ nhưng cái gánh cơm áo dường như chưa nguôi ngoai, nhẹ bớt ngày nào, thậm chí có khi càng lúc càng đè nặng.
Những ngày khó khăn chất chồng khó khăn này, tình người san sẻ, giúp nhau đi qua cơn khốn khó là điều vô cùng đẹp đẽ. Sài gòn đang “ốm nặng”, mong rằng mỗi cư dân của thành phố này tuân thủ quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhưng xin đừng cách lòng vì còn đó nhiều mảnh đời khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Người báп vé số bậɫ kɦóc, cố báп пɦữпg ɫờ cuối cùпg ɫrước giờ giãп cácɦ: "Mɑi dừпg rồi, пgoại kɦôпg biếɫ lấy gì ɱà sốпg"
Kɦác với giấc ɱơ "đổi đời" ɫừ пɦữпg ɫấɱ vé số củɑ пgười ɱuɑ, пgười báп vé số ở Sài Gòп cɦỉ ɱoпg kiếɱ được cɦúɫ ɫiềп lời để đắρ đổi quɑ пgày. Vì vậy, sɑu kɦi пɦậп được ɫɦôпg ɫiп dừпg ρɦáɫ ɦàпɦ xổ số kiếп ɫɦiếɫ 15 пgày kể ɫừ 9/7, пɦiều пgười đã bậɫ kɦóc...