Xóɫ xɑ cảпɦ пgười cɦɑ kɦắc kɦổ "đổ gục" vì bệпɦ ɫậɫ rɑo báп пɦà cứu coп
Xót xa cảnh người cha khắc khổ "đổ gục" vì bệnh tật rao bán nhà cứu con
Ông Trần Văn Chúc (55 tuổi, ngụ ấp 7, xã Tân Bình, Cai Lậy, Tiền Giang), từng là một người chăm chỉ làm ăn nổi tiếng trong vùng. Cũng nhờ vậy, cuộc sống gia đình êm đềm trôi đi. Lận lưng được chút tiền, ông mua ghe đi buôn lúa gạo, rồi kéo các lao động trong ấp cùng làm theo, vì thế bà con nơi đây rất quý mến ông.
Cuộc sống gia đình từ khó khăn, tưởng như có thế thoát ra khỏi cái nghèo đói của miền quê sông nước nhờ vào sức lao động chịu thương, chịu khó của người cha thâu ngày bán sức.
Nào ngờ, cách đây 11 năm, con gái đầu của ông là Trần Thị Thu Trang (SN 1987) phát hiện bị suy thận mãn tính cùng nhiều bệnh lý khác, phải điều trị tích cực, một tuần lọc máu 3 lần. Do triệu chứng bệnh lý phức tạp, sau một lần xảy ra tai biến suýt tử vong, chị Trang phải lên TP HCM điều trị.
Chị Trần Thị Thu Trang con gái ông Chúc bị bệnh 11 năm nay, đến nay không còn tiền để đi bệnh viện.
Bệnh thuộc trường hợp "cá biệt" nên phải có phác đồ điều trị riêng. Gia đình vốn đã khó khăn, 11 năm ròng lấy bệnh viện làm nhà, hồ sơ bệnh án cùng hóa đơn tiền thuốc cứ dầy lên theo năm tháng. Vì thế có chút tiền của nào mà gia đình tích cóp được cũng đội nón ra đi. Tháng nào chị Trang cũng chi phí đến hơn 12 triệu đồng.
Để đỡ đi phần nào chi phí cho gia đình, chị Trang đã cùng một số bệnh nhân khác thuê một phòng trọ giá rẻ cạnh bệnh viện. Ngoài những ngày không phải nằm điều trị thì chị đi bán vé số kiếm thêm vài ba chục ngàn mua cơm. Tuy nhiên gần đây, sức khỏe chị yếu hẳn, chị Trang đã gần như không thể đi bán vé số được nữa, thậm chí còn cần có người chăm sóc.
Những hóa đơn tiền thuốc của ba bố con ông Chúc dầy lên theo năm tháng.
Chưa dừng lại đó, cách đây 3 năm, con gái út của ông Chúc là chị Trần Thị Hồng Thơ cưới chồng, rồi xin cha mẹ cho 2 vợ chồng ở trong nhà để đỡ đần công việc. Sau khi sinh được 1 đứa con, nào ngờ chị Thơ cũng phát bệnh nguy kịch.
Bác sĩ kết luận chị bị Lupus ban đỏ, biến chứng thận và não. Từ khi phát bệnh, giống như người chị, chị Thơ cũng lấy bệnh viện làm nhà. Lúc nào chị cũng trong tình trạng mê man, vô thức, luôn cần người túc trực ngày đêm. Khi chị ngủ, mọi người phải lấy dây cột tay chân cố định vào giường để tránh khi mê man chị có những hành vi gây tổn thương cơ thể.
Con gái ông Chúc, Trần Thị Hồng Thơ đang trong trạng thái mê man tại bệnh viện.
Gia đình có một người bị bệnh đã khổ, giờ thêm đứa con út cũng nhập viện trong tình cảnh ngặt nghèo khiến người cha già áo luôn thấm đẫm mồ hôi. Dù có những lúc cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là đau đớn thực sự nhưng ông vẫn cắn răng chịu đựng để tiếp tục làm kiếm tiền lo cho các con bệnh hiểm nghèo.
Thế nhưng, cách đây 2 năm, có lẽ do làm việc quá sức ở những môi trường không được tốt, người cha ấy đã không thể gắng gượng. Ông cũng bị căn bệnh hiểm nghèo quật ngã. Đến khi tỉnh dậy ông bàng hoàng thấy mình đang nằm trong bệnh viện.
Bác sĩ kết luận ông bị ung thư vòm họng giai đoạn muộn vì không được phát hiện kịp thời. Người đàn ông chăm chỉ, cần cù gần như đổ gục, mọi thứ trước mắt ông như một màn đêm.
Người cha già khắc khổ, nước da đỏ như đồng sau những ngày lam lũ, giờ ông cũng bị căn bệnh ung thư quái ác quật ngã.
"Tôi cứ nghĩ cố gắng chịu đựng, làm lụng để lấy chi phí chạy chữa cho con. Mình còn sức khỏe thì còn co kéo được. Thế nhưng không ngờ rồi đến bản thân bây giờ chẳng thể làm được gì", nói rồi, người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ, nước da đỏ như đồng sau những ngày tháng phơi mình nơi cánh đồng muối mặn len lén quay mặt đi giấu nỗi buồn.
Ông kể, "mỗi tháng 3 cha con tôi tiền thuốc cũng hết hơn 20 triệu đồng. Nhà bây giờ nợ hơn 500 triệu đồng rồi, tôi cũng rao bán nhà mà người ta trả thấp quá. Biết là bán đi thì chưa biết ở đâu, nhưng có bán cũng đâu co kéo được bao nhiêu", kể đến đây, giọng ông như nghẹn lại, dù cố gắng nhưng ông cũng không thể ngăn được những giọt nước mắt vỡ tan theo từng nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ.
Bà Lệ khóc nghẹn khi nói về hoàn cảnh bi đát của gia đình mình.
Trong ngôi nhà đang treo biển bán, giờ chỉ còn bà Lệ vợ ông Chúc và chàng rể út phải chăm nuôi 3 người bệnh và một đứa trẻ.
Đưa tay gạt ngang những giọt nước mắt, bà Lệ tâm sự: "Nay con rể chăm con gái út trên bệnh viện, tôi ở nhà chăm chồng với con gái đầu và đứa cháu nhỏ. Đi làm về tôi cũng cuống hết chân tay. Khổ lắm nhưng làm sao được…".
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Hoài, Trưởng ấp 7, xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, về hoàn cảnh gia đình ông Chúc, địa phương đã nắm được tình hình, tuy nhiên cũng chỉ giúp đỡ được phần nào rất hạn chế như phát gạo theo các đợt.
Đại diện địa phương, ông Hoài mong muốn bạn đọc Dân trí, các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình ông Chúc sớm vượt qua những khó khăn trước mắt để tiếp tục chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.
Cư dâп ɱạпg cɦiɑ sẻ пɦữпg ɱóп ɫrứпg rấɫ “dị” do ɱìпɦ làɱ rɑ
Nɦìп пɦữпg bức ảпɦ пày, пɦiều пgười ρɦải bậɫ cười, kɦôпg пgờ пɦữпg quả ɫrứпg lại có ɫɦể được sáпg ɫạo ɱộɫ cácɦ độc đáo пɦư vậy.