Xếp hạng các trường đại học Nhật dựa trên tỷ lệ sinh viên làm việc ở các công ty lớn

Bài viết này sẽ chia sẻ top các trường đại học có tỷ lệ sinh viên đi làm ở các công ty nổi tiếng cao nhất Nhật Bản. Thông tin của bài viết trích một phần từ bài 「有名企業への就職率が高い大学」 của báo 東洋経済.

Dữ liệu sử dụng trong bài viết được tổng hợp cho kỳ tuyển dụng năm 2019 (chưa có thông tin của kỳ tuyển dụng 2020).

Tác giả bài viết gốc đã chọn ra 400 công ty tiêu biểu đại diện cho nước Nhật, tổng hợp thông tin về địa điểm làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học ở Nhật Bản, và tính tỉ lệ đỗ công ty xịn của sinh viên các trường.

Công thức tính:

(Số lượng sinh viên mới tốt nghiệp làm việc tại 400 công ty lớn)/(Số lượng tốt nghiệp – số lượng học lên cao học)

Theo đó, hai năm liên tiếp (2018 và 2019), đại học Công nghiệp Tokyo (東京工業大学) đều dẫn đầu danh sách này. Đứng thứ 2 năm 2019 là đại học Hitotsubashi (一橋大学). Đại học Công nghiệp Tokyo và Hitotsubashi là hai trường nổi tiếng ở Nhật. Trong khi Hitotsubashi được nhiều người gọi là Harvard của Nhật Bản (trường chuyên về Kinh tế, Luật, Kinh doanh, Xã hội) thì đại học Công nghiệp Tokyo là trường chuyên khối tự nhiên nổi tiếng (có lẽ tại khu vực Kanto, trường là trường quốc lập có chất lượng đào tạo các ngành tự nhiên chỉ đứng sau đại học Tokyo mà thôi)

Danh sách 10 trường đầu tiên:

1. Đại học Công nghiệp Tokyo (東京工業大学)

2. Đại học Hitotsubashi (一橋大学)

3. Đại học Quốc tế Akita (Akita national university/国際教養大学)

4. Đại học Công nghiệp Nagoya (名古屋工業大学)

5. Đại học Tự nhiên Tokyo (東京理科大学)

6. Đại học Điện tử Viễn thông (電気通信大学)

7. Đại học Waseda (早稲田大学)

8. Đại học Công nghiệp Kyushu (九州工業大学)

9. Đại học Osaka (大阪大学)

10. Đại học Công nghệ Kyoto (Kyoto institute of technology/ 京都工芸繊維大学).

Nhìn vào bảng xếp hạng này, không khó để chúng ta nhận ra XU HƯỚNG TUYỂN DỤNG SINH VIÊN NGÀNH TỰ NHIÊN ở nhiều công ty lớn tại Nhật Bản. Điều này tương đối dễ hiểu vì những công ty chúng ta quen mặt như Toyota, Yamaha, Hitachi v.v.. đều là công ty nổi tiếng trong lĩnh vực chế tạo sản xuất. Thêm vào đó, ngân hàng hay các công ty tài chính của Nhật cũng có nhu cầu tuyển dụng sinh viên khối kĩ thuật, làm công việc nghiên cứu, áp dụng IT vào phân tích, giải quyết các bài toán kinh tế, kinh doanh.

Ý kiến của ngừoi viết:

Mặc dù thông tin bài viết hữu ích trên một số phương diện, bảng xếp hạng chỉ mang tính chất tham khảo vì:

 Một số đại học lớn như đại học Tokyo không nằm trong top 10 (đại học Tokyo nằm ở vị trí 26) không phải vì sinh viên trường không giỏi mà vì sinh viên các trường đó có thể lựa chọn thi và làm công chức ở Nhật, khởi nghiệp v.v..

+ Một số trường trong bảng xếp hạng thống kê dữ liệu cả sinh viên tốt nghiệp đại học và cao học, trong khi một số trường chỉ có dữ liệu sinh viên đại học. Điều này có thể dẫn tới sự chênh lệch về tỷ lệ.

+ Số lượng sinh viên tốt nghiệp của mỗi trường không giống nhau (ví dụ như đại học Quốc tế Akita (vị trí số 3) chỉ có 173 sinh viên tốt nghiệp, nên có thể vì lý do đó mà tỷ lệ đỗ cao hơn hẳn nhiều đại học khác)

Link bài viết gốc: https://toyokeizai.net/articles/-/301227

Theo Tobira – Mở ra cánh cửa vào đại học Nhật Bản

Tags:
Vụ án hai bác sĩ Nhật trợ tử cho bệnh nhân mắc hội chứng ALS

Vụ án hai bác sĩ Nhật trợ tử cho bệnh nhân mắc hội chứng ALS

Những ngày vừa qua, vụ việc hai bác sĩ ở Nhật Bản bị bắt vì bị nghi ngờ đã giúp một người phụ nữ mắc hội chứng ALS kết liễu cuộc đời gây ra cuộc tranh luận ở nước này về vấn đề trợ tử và chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân chiến đấu với bệnh nan y.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất