Với người Nhật, đồng xu làm được nhiều việc hơn chức năng đơn thuần của nó

Với một chút sáng tạo và kiên nhẫn, bất kỳ vật nào quanh ta đều có thể hoá thân thành nghệ thuật. Như cảm thức Wabi – sabi trong văn hoá Nhật, đi tìm cái đẹp trong những thứ bình thường nhất.

Đối với Shunsuke Tani, một chuyên gia sinh vật học trẻ tuổi, việc khám phá những vật liệu quanh ông, biến chúng thành những tác phẩm luôn là niềm đam mê bất tận.

Ông đã dùng những đồng xu 1 hoặc 5 Yên, mệnh giá thấp nhất để tạo ra nhiều “kiệt tác” sống động, hấp dẫn. Nghệ thuật sắp đặt được vận dụng một cách khéo léo để chúng tạo thành một hình khối trong thế chênh vênh, tựa như sẵn sàng rơi xuống bất cứ lúc nào.

Đôi khi, để chứng minh cho mọi người thấy rằng, tác phẩm đó không có sự can thiệp của kỹ xảo hay băng keo, ông đã quay lại video quá trình tao dựng, sau đó xô đổ chúng.

Chắc chắn, khoảnh khắc đó sẽ rất đau lòng, vì phải mất rất nhiều công sức, thời gian và cả sự kiên nhẫn để lắp ráp mới hoàn thành được.

 

Tani đăng tải những sáng tạo của mình lên tài khoản Twitter, với mỗi bức hình thường kèm theo những dòng trạng thái hài hước như:

Tôi không có kỹ năng nào khác trong cuộc sống ngoài làm việc này“,

Hai giờ trong cuộc đời tôi đã mất“.

Ông cho biết, mỗi “công trình”, tuỳ theo độ đơn giản hoặc phức tạp để thời gian “đầu tư” nhanh hoặc lâu hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông chia sẻ rằng, mình “bén duyên” với việc sắp đồng xu thành hình khối cách đây 4 năm.

Cảm hứng bắt đầu khi ông mang những “khối nhỏ” trị giá 10 Yên và 1 Yên bên mình, thời gian rảnh, ông thử chồng chúng lên nhau. Lâu dần thành thói quen và “kiệt tác” cứ thế ra đời.

Nghệ thuật của Tani đã minh chứng cho thấy rằng, ngay cả những thứ đơn giản nhất cũng có thể tạo ra điều bất ngờ.

Thực sự thì việc đi tìm cái “vĩ mô” trong cái “vi mô” về nghệ thuật ở Nhật vốn tồn tại và đã được khám phá. Cũng không ít người thử sắp xếp đồng xu, nhưng có lẽ kỹ năng chính xác của Tani đã đưa nó lên một cấp độ hoàn toàn mới.

Để đảm bảo hoàn hảo cho những cấu trúc phức tạp này, Tani đã sử dụng nhiều loại mệnh giá tiền xu khác nhau. Chúng được đặt thẳng đứng và đôi khi còn kết hợp với nhiều đạo cụ khác.

Sắp xếp một cách tỉ mỉ và chính xác đến từng khoảng cách. Đảm bảo sự cân xứng nhất trong cấu trúc tổng thể của chúng.

Bạn có “nín thở” khi xem những tuyệt tác này không?

Nguồn: spoon-tamago

Tags:
Người Nhật dạy kiêng kỵ cắt móng tay ban đêm, ắt phải có nguyên do

Người Nhật dạy kiêng kỵ cắt móng tay ban đêm, ắt phải có nguyên do

Người Nhật dạy kiêng kỵ cắt móng tay, móng chân vào buổi tối vì sẽ mang đến những điều không may mắn, thậm chí giảm tuổi thọ. Sự thật có đúng như vậy không?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất