Vợ chồng Nhật cứ mãi đợi đủ tiền và thời gian nhưng đến khi già lại thiếu một thứ để hoàn thành tâm nguyện
Nếu hiểu về nền văn hóa và con người Nhật Bản, bạn sẽ không thấy lạ khi thấy tỷ lệ kết hôn là cực thấp. Những người trẻ tuổi ở Nhật từ lâu đã không còn mặn mà với chuyện hôn nhân. Họ thường trì hoãn hạnh phúc của bản thân để vùi đầu làm việc điên cuồng, nhưng những tiền bối đi trước từng trải qua giai đoạn này đã chia sẻ một cái nhìn thực tế mà họ đã và đang trải qua khiến lớp trẻ như thức tỉnh.
Đa số phương châm sống của người Nhật có thể tóm tắt trong câu nói ngắn gọn như sau: “Bây giờ phải làm việc, còn chơi thì để sau”. Nếu như bạn theo dõi cuộc sống vốn có ở Nhật, bạn sẽ phát hiện về cơ bản con người chỉ có 2 giai đoạn 4 năm thật sự vui vẻ, đó chính là lúc học mẫu giáo và khoảng thời gian học đại học.
Giới trẻ Nhật Bản tự tạo áp lực cho bản thân, thậm chí đánh đổi cả hạnh phúc. (Ảnh: Internet)
Người Nhật Bản tự tạo rất nhiều áp lực cho bản thân với mong muốn vượt trội về mặt kiến thức và cả chuyên môn. Nhưng nếu bạn có thể vượt qua tất cả những điều đó, ít nhất sau cùng bạn cũng có cơ hội tập trung vào việc hưởng thụ bản thân một lần trong đời trước khi bạn trở nên già cỗi hay về hưu.
Thực tế, việc bất chấp từ bỏ mọi thứ để đổi lấy sự tự do chỉ trong vỏn vẹn một vài năm cũng chưa chắc là một kế hoạch tuyệt vời. Mới đây, một tài khoản trên Twitter đã chia sẻ câu chuyện họ đi du lịch và gặp một cặp vợ chồng già.
Trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi về hạnh phúc, người này cảm thấy khá ấn tượng với những gì vợ chồng già chia sẻ và bản thân họ cũng phải nhìn lại mọi thứ, cặp vợ chồng chia sẻ: “Khi còn là sinh viên, chúng tôi không có nhiều tiền. Vì vậy chúng tôi quyết định đề ra mục tiêu cần đạt khi chúng tôi trưởng thành hơn. Sau đó, thời gian trôi qua, chúng tôi cũng đã trưởng thành, chúng tôi có tiền nhưng không có thời gian, vì vậy chúng tôi quyết định tiếp tục đề ra mục tiêu cho bản thân sau khi về hưu. Bây giờ, khi chúng tôi đã có thời gian, có tiền nhưng sức khỏe lại hoàn toàn không nghe lời, cuối cùng chúng tôi vẫn chưa thể đi đến được những nơi mà mình muốn. Vì vậy, hãy làm tất cả những gì bạn muốn ngay từ bây giờ, nếu không sẽ hối hận như chúng tôi”.
Ảnh minh họa
Với hơn 100 ngàn lượt chia sẻ lại, câu chuyện của vợ chồng già được người dùng Twitter chia sẻ đã phần nào gây ấn tượng mạnh đối với những người trẻ ở Nhật. Trong khi nhiều người phải luôn khẳng định lại rằng điều này không ổn, thì một số phải công nhận rằng bạn cần phải làm những điều khiến mình hạnh phúc ngay từ bây giờ. Thậm chí, họ còn lấy câu chuyện trên để làm minh chứng cho điều đó. Họ cho rằng đó là tiếng lòng của nhiều người và lời khuyên của cặp đôi cũng giúp mọi người có thể thay đổi chút gì đó.
"Không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều mình thích. Thậm chí nếu mong muốn có quá mãnh liệt thì chắc chắn những yếu tố ngoại cảnh như tiền bạc, thời gian hay động lực cũng có thể trở thành rào cản. Thế nên, điều quan trọng là bạn phải tìm được điều mà bản thân thật sự mong muốn nhất và tận dụng tất cả những gì mình có trong tay thì mới mong thực hiện được".
Một số người khác cũng chia sẻ sự hạnh phúc của mình bằng niềm hạnh phúc của người khác.
"Khi em trai của tôi tốt nghiệp đại học, nó tâm sự với tôi rằng nó không đủ khả năng chi trả cho chuyến đi chơi trước khi ra trường. Lúc đó, tôi nói với em rằng: "Không phải lúc nào cũng có dịp như thế này đâu, hãy đi đi!" và cố gắng vay tiền để đưa cho nó. Sau khi trở về, nó kể cho tôi nghe rất nhiều kỉ niệm trong chuyến đi và đó là điều khiến tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Để thể hiện trách nhiệm của một thanh niên trưởng thành, nó còn trả lại tiền cho tôi. Trong cuộc sống này, những lần cơ hội tìm đến chúng ta vào đúng thời điểm thật sự chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi."
Đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là lấy những gì mình đang sở hữu nó đem cho người mình yêu thương, và khi nhìn người mình yêu thương hạnh phúc thì bản thân mình cũng cảm thấy cuộc sống này tốt đẹp hơn.
(Nguồn: Rocketnews24)
Người Việt 'tập việc' ê chề ở Nhật Bản
Tờ New York Times ghi nhận người Việt 'tập việc' ê chề ở Nhật Bản, phải sống cảnh khổ sở khi xuất khẩu lao động qua Nhật. Họ bị gọi là ‘người tập việc’, làm những việc lương thấp mà các công dân Nhật không ai muốn làm.