Viết cho các bạn TTS sắp hoặc mới sang Nhật

Bài viết cho các bạn TTS sắp hoặc mới sang Nhật. Dạo này mình lại đi dịch cho thực tập sinh kỹ năng và rất vui được truyền tải thông tin khi sinh sống và làm việc tại Nhật.  Hi vọng các bạn giữ vững mục tiêu và cố gắng làm việc chăm chỉ cho tới lúc về nước nhé!
viet-cho-cac-ban-tts-sap-hoac-moi-sang-nhat
Kinh nghiệm của những cựu thực tập sinh đi trước chia sẽ

Những lời khuyên khi sống ở Nhật của thực tập sinh

Sau khi trải qua những ngày Thực tập sinh sống và làm việc trên đất nước Nhật Bản thì mình có những lời khuyên chia sẽ như sau:

An toàn giao thông

_ An toàn giao thông ở Nhật rất nghiêm ngặt và có quy tắc chặt chẻ và Nhật được coi là đất nước có giao thông an toàn và hiện đại nhất trên thế giới. _ Ở Nhật đi xe bên trái đường, Đi xe đạp không được đèo 2. _ Buổi tối đi xe đạp phải bật đèn, Đi dưới lòng đường, bên trái xe ô tô _ Khi xe ô tô nhiều, có thể đi trên vỉa hè nhưng cần chú ý người đi bộ, tránh xảy ra tai nạn đâm xe đạp vào người đi bộ, nhất là các ông bà già. _ Có một vài thành phố bắt đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Không chở đồ quá cồng cềnh.

Bỏ trốn khỏi công ty tiếp nhận

_ Tuyệt đối Không nghe theo lời dụ dỗ của bạn bè, người quen hay môi giới rằng đi làm chỗ khác sẽ trả lương cao và nhiều điều ngon ngọt khác. Bởi nếu bỏ công ty thì Visa thực tập sinh của các bạn sẽ không còn hiệu lực, làm việc bên ngoài sẽ là bất hợp pháp. Khi làm việc ở chỗ họ, cho dù công việc vất vả hay lương ít vẫn phải chịu đựng vì không còn chỗ nào khác để đi. Nếu có than phiền thì họ sẽ bắt bí hay đe dọa rằng Bạn không có giấy tờ tùy thân họ sẽ báo cảnh sát, cho nên sẽ phải ngậm ngùi làm ở đó mãi. _ Nhiều thực tập sinh cảm thấy khổ quá đã ra đầu thú và muốn về nước, tuy nhiên khi đã Over Stay ở Nhật sẽ phải trả tiền phạt Bakkin vài trăm man hoặc vào tù làm việc trả số tiền này trong khoảng 3 năm (lương trong tù rất rẻ đấy nhé). _ Khi bị cảnh sát bắt, bạn sẽ bị cưỡng chế về nước, nếu không có tiền thì phải nhờ gia đình gửi tiền vé máy bay sang mà về hoặc vay mượn người quen bên Nhật, tất nhiên là sẽ không bao giờ được quay lại Nhật nữa.

Tóm lại là bỏ trốn khỏi công ty tiếp nhận sẽ không có kết quả tốt, sau này sẽ phải hối hận vì đã làm việc này. Nếu có gì khó khăn, thắc mắc về lương về công việc hay mọi thứ trong sinh hoạt hàng ngày, hãy hỏi nghiệp đoàn để được trợ giúp. Còn nếu nghiệp đoàn không giúp thì báo cho Cục xuất nhập cảnh Nyukan, đừng tự mình giải quyết vấn đề có khi sẽ chuyển sang hướng xấu.

Ngày nghỉ có lương

Các bạn làm việc ở Nhật cũng được hưởng chế độ ngày nghỉ có lương giống những người Nhật khác. Đó là làm việc trên 6 tháng sẽ được nhận 10 ngày nghỉ có lương. Các năm sau mỗi năm được tăng thêm 1 ngày, tổng cộng 3 năm là 12 ngày. Nhiều bạn thực tập sinh đòi quyền được nghỉ 10 liên tục, muốn được về VN ăn Tết, muốn đi chơi xa cùng bạn bè… Tuy nhiên các bạn phải xin phép công ty và chú ý nếu thời gian đó công ty thật sự nhiều việc cần tới bạn thì mong rằng các bạn hãy đặt công việc lên đầu, giúp công ty rồi xin nghỉ vào thời gian khác. Nếu là người Nhật thì hiếm có ai xin nghỉ cả 10 ngày liên tục, thường mọi người sẽ dùng ngày nghỉ có lương vào những dịp gia đình có việc bận phải nghỉ 1-2 ngày, hoặc ngày kỷ niệm con cái nhập học phải xin nghỉ nửa ngày, còn lại lúc ốm đau phải đi khám bệnh hay trường hợp không may như gặp tai nạn phải nằm viện. Bởi những lúc như vậy mới thực sự cần dùng tới những ngày nghỉ này. Cũng có công ty tốt bụng cho các bạn về nước thăm gia đình khi bố mẹ ốm đau, điều bất khả kháng. Tuy nhiên nếu chỉ về ăn Tết thì mình khuyên không nên, bởi vé máy bay về Tết không hề rẻ, tiết kiệm tiền này để sau 3 năm về nước mua được nhiều thứ cho gia đinh hoặc bản thân hơn.

Mình cũng biết có công ty mua lại ngày nghỉ có lương của thực tập sinh, tuy nhiên đây là thỏa thuận giữa hai bên, nếu có trường hợp như vậy thì các bạn nên đổi ra tiền thì tốt hơn ^^

Các điều khác

viet-cho-cac-ban-tts-sap-hoac-moi-sang-nhat

_ Luôn mang bên mình Thẻ lưu trú (cho trong ví). Cất giữ Hộ chiếu, thẻ my number cẩn thận. Không cho ai mượn hộ chiếu hay sổ tay ngân hàng vì sẽ bị lợi dụng làm giả và sau này mang vạ vào thân. Khi mất giấy tờ tùy thân như Thẻ lưu trú hay Hộ chiếu, cần báo cáo Nghiệp đoàn, nhờ NĐ giúp đỡ hướng dẫn đi làm lại. _ Nên tập thói quen ghi chép sổ tay những lời được dặn dò hay từ vựng tiếng Nhật. Cố gắng nói chuyện với thực tập sinh khác bằng tiếng Nhật trong giờ học, ban đầu ngượng ngùng nhưng sau sẽ quen. Sau này vào làm công ty rồi cũng nên duy trì thời gian học tiếng Nhật tại nhà hoặc đi lớp học tình nguyện, lấy mục tiêu N3,N2 trở lên để phấn đấu. Sau này kết thúc thực tập sinh sẽ xin được việc làm tốt hơn hoặc trở lại với tư cách du học sinh, hoặc đi kỹ thuật viên, hay sinh sống ở Nhật khi kết hôn với người Nhật _ Luôn vệ sinh phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh sạch sẽ. Dọn dẹp ngăn nắp mọi thứ trong phòng. Phân loại rác và vứt rác theo suy định. _ Không nên tụ tập bạn bè nói chuyện hay tiệc tùng ồn ào gây ảnh hưởng tới nhà bênh cạnh hoặc xung quanh, nhất là buổi tối. Nhớ dùng máy giặt, hút bụi vào buổi sáng, tránh gây tiếng ồn buổi tối. Không hái rau, hoa, quả, bắt chó mèo hay động vật ngoài đường hay của nhà dân, không bắt cá ngoài sông suối. Trên đây là những chia sẽ chân thành của các cựu thực tập sinh đi trước viết cho các bạn TTS sắp hoặc mới sang Nhật.

Nguồn: Yui’s Living Japan

Tags:
Thực tập sinh kỹ thuật Việt áp đảo tại Nhật Bản

Thực tập sinh kỹ thuật Việt áp đảo tại Nhật Bản

Số người Việt tham gia chương trình đào tạo kỹ thuật cho thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng lên 26.347 trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 6.2017.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất