Vì ɫiềп bảo ɦiểɱ, coп cái sẵп sàпg kɦɑi ɫ.ử cɦɑ ɱẹ, eɱ kɦiếп ɑпɦ ɫrɑi 'đội ɱồ sốпg dậy': Cɦuɑ cɦáɫ
Thế nhưng, không ít người vì tiền mà bất chấp tất cả. Tiền của họ được coi là “tiền bẩn”, tài sản bất chính. Để có tiền, những người này không từ một thủ đoạn, thậm chí đem mạng sống của người thân ra đánh đổi. Điển hình nhất là những vụ lừa đảo gian trá để lấy tiền bảo hiểm.
Đầu tiên, phải kể đến câu chuyện của Kellerman Jason Zheng, 33 tuổi, ở Boston, Mỹ, bị xét xử tội lừa đảo với tổng số tiền lên tới 11,5 triệu USD. Để thực hiện kế hoạch, Zeng đã mua ít nhất 24 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ từ các hãng khác nhau dưới tên của anh trai.
Nhưng điều đáng nói, thời điểm ấy anh trai của Zheng, Ming Fei, đã qua đời ở Trung Quốc. Tuy nhiên, người đàn ông này được “sống lại” bất đắc dĩ trong kế hoạch trục lợi của người thân. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, bị cáo mở nhiều tài khoản ngân hàng với người đứng tên là Ming Fei, thường xuyên sử dụng chúng nhằm tạo chứng cứ về việc nạn nhân còn sống.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Năm 2017, thậm chí Zheng còn giả danh anh trai đi gia hạn bằng lái xe ở Massachusetts. Sau loạt hành động này, đến tháng 8/2018, hơn 3 năm sau khi anh trai qua đời, Zheng mới báo cáo Ming Fei chết trong tai nạn đuối nước tại Mỹ.
Nhờ thế, Zheng lấy được giấy chứng tử giả tại Trung Quốc và bỏ túi 5 triệu USD bảo hiểm nhân thọ đã mua trước đó. Cuối tháng 9/2020, Thẩm phán quận Massachusetts (Mỹ) đã kết án 15 tháng tù giam và 3 năm quản chế cho Kellerman Jason Zheng với tội danh lừa đảo.
Câu chuyện thứ 2 xảy ra tại Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc, vào cuối năm 2018. Bốn người trong gia đình Trương Ngọc Trân đã giả vờ mắc các chứng bệnh về thần kinh để nhận số tiền bảo hiểm lên tới gần 30 triệu Đài tệ (1 triệu USD).
Bà này đã mua các bảo hiểm nhân thọ, sau đó, giả vờ mắc chứng trầm cảm và đi khám tại các bệnh viện lớn của Đài Loan. Để vượt qua các bài giám định, người phụ nữ này thực hiện cùng một thủ đoạn là giả vờ mệt mỏi, hỏi không nói và không hợp tác.
Bà ta còn yêu cầu được nằm viện để điều trị. Nhờ các giấy giám định, giấy chẩn đoán bệnh, bị cáo xin cấp thẻ tàn tật để nhận trợ cấp hàng tháng và thu số tiền bảo hiểm lớn, trả được hết nợ, chia chác cho nhân viên bảo hiểm - chủ nợ, cũng là người bày cách cho Trương Ngọc Trân.
Trương Ngọc Trân và con gái Dương Mẫn Đình giả bệnh lừa tiền bảo hiểm. Ảnh: Taiwannews.
Qua nhiều lần lừa đảo trót lọt, Trương còn lôi kéo thêm con gái là Dương Mẫn Đình, chị gái sinh đôi là Trần Mỹ Ngọc, anh rể Ngô Thành Phát và em họ cùng tham gia. Từ năm 2008 đến thời điểm bị phát hiện, họ đã lừa tiền của 3 công ty bảo hiểm, tổng số tiền lên tới 30 triệu Đài tệ (tương đương 973.000 USD).
Câu chuyện thứ 3 diễn ra ở Singapore, một người đàn ông tên là Abraham Rock, 36 tuổi, bị kết án 3 năm 10 tháng tù giam sau 3 tội danh lừa đảo. Abraham Rock vốn là nhân viên tư vấn ô tô. Khi gặp vấn đề về tài chính, người đàn ông này nảy sinh lòng tham và nghĩ ra kế hoạch trục lợi tiền bảo hiểm bằng cách “khai tử” cho mẹ - bà Talat Farman, 54 tuổi, từ Quỹ bảo hiểm Quốc gia.
Để thực hiện hành vi này, Abraham mua các bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm du lịch cho mẹ từ 3 công ty. Sau đó, họ đến Pakistan và lấy giấy chứng tử giả cho bà Talat. Giấy chứng tử ghi nguyên nhân cái chết là tai nạn giao thông tại Pakistan.
Sau khi mẹ “qua đời”, Abraham yêu cầu bồi thường tổng số tiền này là 3,7 triệu USD. Theo thông tin từ hồ sơ vụ án, bị cáo đã lập bảng tính chi tiết từng số tiền có thể nhận được từ bảo hiểm khi mẹ qua đời, thậm chí, so sánh mức bồi thường giữa các công ty bảo hiểm để hưởng lợi cao nhất.
Abraham Rock khai t.ử người mẹ để chiếm đoạt 3,7 triệu USD tiền bảo hiểm. Ảnh: Straits Times.
Có lẽ không ít người trong số chúng ta, từng biết đến vụ án vô cùng nổi tiếng ở Trung Quốc, chồng giả chết để vợ con nhận lấy tiền bảo hiểm nhưng không nói rõ kế hoạch cho gia đình. Hậu quả là người vợ tưởng thật, đau khổ ôm 2 con cùng t.ự vẫn.
Vậy mới thấy, sống trên đời nhân quả báo ứng ngay tức thì, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát và càng tham thì càng thâm, càng phải trả giá cho những mưu hèn kế bẩn. Tiền mà không do mình tạo ra, tiền mà đến từ những phi vụ lừa đảo, chẳng bao giờ tồn tại như trong mơ.
Quả thật, ai trong chúng ta cũng cần tiền. Cần tiền để ăn uống. Cần tiền để xây cất. Cần tiền để mua sắm. Cần tiền để du lịch, giải trí. Cần tiền để học tập. Cần tiền để trị bệnh. Cứ thế, tiền gắn liền với nhu cầu sinh tồn của con người.
”Louisa May Alcott từng nói: “Tiền bạc là gốc rễ của cái ác…”. Cũng vì tiền mà nhiều doanh nghiệp, công ty tuyên bố phá sản. Cũng vì tiền mà nhiều người gi.ết người, cướp của bất chấp cả lương tri. Cũng vì tiền mà nhiều người đánh đề, cá độ bóng đá, đánh bài, đá gà đến tán gia bại sản. Vì tiền mà vợ chồng li dị, anh em ruột thù hằn, xích mích nhau v.v…
Quả thật, mãnh lực của đồng tiền làm băng hoại phẩm chất con người. Tiền làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, nhức nhối lòng người. Thế nên, Samuel Johnson đã trải nghiệm: “Tiền bạc và thời gian là những gánh nặng ghê gớm nhất của cuộc đời... và những kẻ bất hạnh nhất là những người sở hữu chúng nhiều hơn mình có thể sử dụng.”
Thật vậy, có tiền lại muốn có thêm tiền. Không có tiền thì tìm mọi cách để có tiền. Đó là gánh nặng cuộc đời cho cả hai. Người có nhiều tiền sợ mất tiền, xài tiền phung phí và thỏa sức hưởng thụ. Người không có tiền bất chấp tất cả miễn sao có được tiền như ông bà ta có câu: “Bần cùng sinh đạo tặc.” Vậy nên, tiền không những không phải là tất cả nhưng còn là nguyên nhân của tệ nạn và cái ác. Tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng liệu nó có mua được hạnh phúc?
Suy cho cùng, đồng tiền quan trọng thật đấy, nhưng cách kiếm tiền còn quan trọng hơn gấp bội lần. Tiền do mồ hôi xương m.áu, do năng lực lao động làm ra sẽ được người đời coi trọng. Còn tiền mà do lừa lọc, do thủ đoạn xảo trá thì sớm muộn cũng phải ngồi tù và nhìn tiền “bay đi”.
Nổi gân xaпh bất thườпg ở 3 vùпg này có thể cảnh báo bệnh tim hoặc có u trong người
Những đường gân xanh thường thấy rõ nhất ở tay và chân nhưng nếu nó xuất hiện ở những khu vực khác và có biểu hiện như ngoằn nghoèo hay dày, hãy cẩn thận.