Vì sɑo пước đóпg bìпɦ cɦỉ 15 пgɦìп, cɦuyêп giɑ kɦuyếп cáo đừпg uốпg?
Vài năm trở lại đây, có nhiều thông tin truyền tai nhau cho rằng, uống nước đóng bình sẵn càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư càng cao. Điều này khiến không ít người hoang mang vì một phận lớn có thói quen uống nước trong các bình nhựa đóng sẵn.
Ban đầu, có người chỉ cho đây là tin đồn vô căn cứ. Thế nhưng về sau, chính bản thân những người làm nước đóng bình đã tiết lộ sự thật về loại nước này.
Nước đóng bình bán sẵn được nhiều người ưa chuộng vì tiện lợi.
Vốn dĩ, nước đóng bình đúng tiêu chuẩn phải trải qua nhiều khâu lọc, khử khuẩn, sử dụng máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh. Thế nhưng, ngày nay có rất nhiều cơ sở tự kinh doanh và sử dụng phương pháp thủ công.
Một trường hợp chia sẻ về cơ sở gia đình làm nước đóng bình. Theo đó, người ta sẽ thu mua các bình nhựa khoảng 20l về xả sạch. Sau đó, chỉ cần cho nước vào bình, đóng nắp là có thể đem bán với giá khoảng 15 nghìn/bình.
Thậm chí, người ta còn không chú trọng khâu khử khuẩn cho bình пhựa hay đun sôi, lọc nước cẩn thận. Người sử dụng không biết được sự thật, chỉ thấy giá thành rẻ, tiện lợi là mua.
Các loại nước đóng bình giá rẻ tiềm ẩn nguy cơ gây hại, không đảm bảo vệ sinh.
Theo các chuyên gia, uống các loại nước đóng bình thường xuyên, về lâu dài có thể gây bệnh. Nguy cơ ung thư cũng tăng lên nếu chất lượng vỏ bình và nước bên trong không đảm bảo.
Vỏ bình chất liệu không an toàn
Với giá 15 tới 20 nghìn cho một bình nước, liệu có mấy ai tìm hiểu kỹ thông tin về vỏ đựng khi mua các bình nước với giá bình dân? Chất liệu nhựa ở vỏ có thực sự an toàn cho sức khỏe?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết những vỏ bình nước đóng sẵn đều là loại rẻ tiền, thậm chí còn là nhựa tái chế, tái sử dụng. Trường hợp dùng đi dùng lại vỏ bình, nhựa có thể bong ra, nhiễm vào nước. Khi uống nước trong thời gian dài, cơ thể sẽ tích lũy nhiều chất độc hại.
Vỏ bình nhựa tái sử dụng nhiều lần dễ làm nhựa thôi ra, nhiễm vào nước uống.
PGS.TS Nguyễn Duy Thinh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa) cho biết, bình nhựa ở các cơ sở có khả năng cao là nhựa không đảm bảo. Nhất là nhựa phế liệu, tái chế, nguy hiểm càng cao.
Chuyên gia cũng nói thêm, nhựa đều có thành phần chính là polyme, được tạo từ monome. Với nhựa tái chế, monome có thể bị tan vào nước. Nếu uống nước có chất này, sức khỏe sẽ bị chịu nguy hại.
Chất lượng nước trong bình kém
Theo PGS.TS Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam), quy trình sản xuất nước đóng bình phải trải qua các công đoạn: Lọc nước thô bằng than hoạt tính để khử mùi -> khử khoáng -> lọc ngược để khử vi sinh vật – > đóng chai trong môi trường vô trùng.
Quá trình khử, lọc nước đóng bình không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.
Nếu đảm bảo giữ đúng quy trình này, người sản xuất sẽ mất nhiều chi phí hơn. Như vậy, các bình nước tới tay người dùng sẽ không thể quá rẻ. Bởi vậy, với giá 15 nghìn cho một bình nước dung tích 20l, bản thân người tiêu dùng cũng nên đặt câu hỏi hoặc hoài nghi về chất lượng nước.
Trong điều kiện nước lọc không đảm bảo sẽ dễ bị nhiễm khuẩn E.Coli. Loại khuẩn này sẽ gây ra viêm đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Chưa kể, khi khử không sạch, nước có thể nhiễm kim loại nặng. Uống nước này lâu ngày, các chất gây hại tích tụ, sẽ dẫn tới ung thư.
Khử khuẩn không đúng cách sẽ khiến nước bị nhiễm kim loại nặng, nhiễm khuẩn.
Vì thế, chúng ta không nên ham rẻ mà sử dụng nước đóng bình không rõ xuất xứ, nguồn gốc. Nên ưu tiên nước đun sôi tại nhà hoặc dùng các máy lọc, lọc nước rồi đun sôi. Làm như vậy sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Bàп ɫɑy có 4 dấu ɦiệu пày, đừпg cɦủ quɑп vì bạп đɑпg có пguy cơ bị bệпɦ
Nếu bấɫ пgờ пɦậп rɑ bàп ɫɑy có ɱộɫ ɫroпg пɦữпg đặc điểɱ dưới đây, bạп kɦôпg пêп cɦủ quɑп vì rấɫ có ɫɦể, đây cɦíпɦ là dấu ɦiệu cɦo ɫɦấy bạп đɑпg bị bệпɦ.