Vì sao đồ dùng Đức có tuổi thọ đến cả trăm năm?

Những năm đây, trên mạng xã hội có một bài viết đã thu hút được sự chú ý của đông đảo mọi người với tiêu đề “Tại sao nước Đức không dám làm đồ giả, đồ dùng đến cả trăm năm”.

Tác giả viết: Đầu những năm 90 của thế kỷ 19, nước Đức đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển, trong nửa thế kỷ đã tập hợp được đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật bậc nhất, dẫn đầu “cuộc cách mạng động cơ đốt trong và điện khí hóa”, làm cho nền kinh tế công nghiệp của Đức có một bước phát triển nhảy vọt.

Từ đó, máy móc, hóa chất, đồ điện, quang học cho đến những đồ dùng trong nhà bếp, đồ dùng thể thao của Đức đã trở thành những sản phẩm có chất lượng vượt trội, dòng chữ “Made in Gemany” đã trở thành sự khẳng định chất lượng và lòng tin. Những công ty nổi tiếng nhất nước Đức dường như đều trưởng thành từ thời kỳ đó, đến nay họ vẫn duy trì danh tiếng của mình trên thế giới.

1. Coi trọng danh tiếng chứ không tham lợi trước mắt

Nước Đức không phải là một dân tộc “có mới nới cũ”, người Đức thích những đồ vật đã được sử dụng có ký ức lịch sử, có ký ức văn hóa. Tác giả bài viết có quen một giáo sư người Đức, trong nhà ông có một cái máy radio to như cái thùng gỗ được sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay ông vẫn sử dụng.

Khi được hỏi: “Ông vẫn dùng cái món đồ cũ kỹ này ư?”, vị giáo sư trả lời: “Đúng vậy, tôi vừa nhìn thấy nó, liền nghĩ tới câu chuyện thời thơ ấu gắn với cái máy radio này, đối với tôi nó quý giá hơn mọi thứ!”

Người Đức sản xuất bút bi rơi cắm xuống đất hơn 10 lần vẫn còn dùng tốt. Người Đức xây nhà hơn 120 năm vẫn chưa đổ, dù bị chiến tranh tàn phá, họ vẫn xây lại theo nguyên dạng ban đầu.

Có một bức ảnh về kiến trúc Đức có tên “nước Đức không thay đổi”, nội dung là căn nhà người Đức sửa lại sau chiến tranh thế giới thứ 2 hoàn toàn là phong cách Baroque và kiến trúc Rococo cuối thời Trung cổ .

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tất cả các thành phố của Đức đều trở thành một đống hoang tàn, những căn nhà cổ đều bị chiến tranh tàn phá, người Đức đã rất đau lòng, bởi người Đức yêu thích văn hóa của chính họ.

Người Đức nhất định phải tìm ra bức ảnh chụp khi xưa, tìm bản vẽ thiết kế khi xưa, nhất định phải trùng tu từng ngôi nhà một theo đúng nguyên dạng ban đầu. Ngày nay khi bạn đến Đức, phần lớn thành phố đều không có kiến trúc hiện đại, hầu như đều là phong cách Baroque và kiến trúc Rococo.

Nước Đức có một nhà hát opera hoàng gia, trong chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy, người Đức vô cùng đau xót, một công trình được xây dựng 200 năm mới hoàn thành mà kết cục lại bị phá hủy trong phút chốc.

Sau Thế chiến 2, người Đức đã khoanh vùng đống đổ nát lại, tập hợp một nhóm hơn 100 nhà khoa học, nhà văn hoá học, khảo cổ học, kiến trúc sư, nhân viên kỹ thuật, họ mất thời gian 35 năm để lợp lại những viên ngói, lát lại những viên gạch bị vỡ nát, hiện nay nhìn thấy nhà hát opera này, bạn không thể biết được nó từng bị bom phá nát rồi được tu sửa lại, và toà kiến trúc này đã trở thành “di sản văn hoá thế giới”.

Người của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nói: “Bản thân hành động này chính là di sản văn hoá thế giới”. Chính vì người Đức yêu quý và tôn trọng văn hoá của họ đến mức độ như vậy, do đó mới gọi là “nước Đức không thay đổi”.

Do kinh tế Đức phát triển không dựa vào thị trường bất động sản, cho nên một kiến trúc sư người Đức rất khó để có được một công trình, không dễ trúng thầu, nên nhất định phải chuyên tâm thiết kế, nhất định phải làm công trình trở thành kiệt tác nghệ thuật, nhất định phải để nó lưu danh trăm đời. Do vậy, ở Đức, bạn không thể nào nhìn thấy 2 toà kiến trúc giống hệt nhau. Người ta nói: Kiến trúc sư Đức họ không coi trọng cái lợi trước mắt, mà là danh tiếng phía sau công trình.

2. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm thiêng liêng

Trong một buổi họp báo, một phóng viên nước ngoài đã hỏi người đứng đầu Công ty Siemens rằng: “Tại sao một nước Đức với 80 triệu dân lại có tới 2.300 thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Người đứng đầu Công ty Siemens trả lời thế này: “Điều này dựa vào thái độ làm việc của người Đức chúng tôi, đó là sự coi trọng tới từng chi tiết nhỏ của công nghệ sản xuất, nhân viên của công ty Đức chịu trách nhiệm phải sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, nghĩa vụ cần cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt nhất!”

Phóng viên lại hỏi ông: “Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp chẳng phải là tối đa hoá lợi nhuận sao? Có cần quan tâm tới nghĩa vụ gì đó không?”

Ông trả lời: “Không phải thế, đó là kinh tế học của Anh-Mỹ, người Đức chúng tôi có kinh tế học của mình. Kinh tế học của người Đức chúng tôi chính là đi theo 2 điểm sau: thứ nhất, quá trình sản xuất hài hoà và an toàn; thứ hai, tính thực dụng của sản phẩm công nghệ cao. Đây chính là linh hồn của các doanh nghiệp, chứ không phải là tối đa hoá lợi nhuận. Sự vận hành của doanh nghiệp không chỉ là vì lợi nhuận, trên thực tế, tuân thủ đạo đức doanh nghiệp và sản xuất các sản phẩm chất lượng ngày càng tốt hơn, là “trách nhiệm thiêng liêng” và nghĩa vụ của doanh nghiệp Đức!” “Trách nhiệm thiêng liêng” là gì, chính là việc mà Thượng Đế muốn bạn làm”.

Tại Đức, không có doanh nghiệp nào bỗng dưng giàu có sau một đêm, cũng như nhanh chóng trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới. Họ thường bắt đầu từ những “công ty nhỏ”, “công ty chậm”, chuyên về một lĩnh vực, một sản phẩm nào đó, nhưng hiếm có “công ty kém” nào, chắc chắn không có “công ty giả”. Họ thường là các công ty nổi tiếng có trên 100 năm lịch sử, chú trọng chất lượng sản phẩm và giá cả, được gọi là “quán quân ẩn mình”.

Sản phẩm của Đức không tham gia cuộc chiến cạnh tranh giá cả, không cạnh tranh với các công ty cùng ngành, nguyên nhân là do có được sự bảo hộ trong ngành và do giá cả không quyết định được tất cả. Tạo ra cuộc chiến giá cả sẽ làm cho cả ngành rơi vào vòng tuần hoàn tồi tệ hơn. Doanh nghiệp Đức cũng cần có lợi nhuận, nhưng chỉ cần có thể đảm bảo mức lợi nhuận cơ bản, có thể kiếm được tiền, người Đức họ không tham lam, không chạy theo lợi nhuận một cách thái quá, mà họ nghĩ tới những vấn đề xa hơn và sự phát triển bền vững hơn.

Do vậy, người Đức thà “đồng thời giữ mức lợi nhuận cơ bản, và lấy một phần lợi nhuận chuyển thành sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hoàn thiện hơn”.

Tác giả đã từng ở Berlin và nói chuyện với giám đốc cửa hàng đồ dùng nhà bếp cao cấp Fissler, tác giả hỏi: “Người Đức làm ra cái nồi có thể sử dụng trên 100 năm, vì thế mỗi lần bán một cái, trên thực tế họ mất đi một khách hàng, và người ta không tìm đến mua nữa. Người Nhật sản xuất xoong nồi, dùng đến 20 năm là hỏng, 20 năm sau khách hàng lại tìm đến lần nữa. Nghĩ kỹ hơn, anh có làm thế không? Tại sao anh lại làm ra những đồ dùng bền như vậy? Làm cho thời gian sử dụng rút ngắn lại, chẳng phải anh có thể kiếm được nhiều tiền hơn sao?”

Vị giám đốc trả lời: “Đâu có, tất cả những người mua xoong nồi của chúng tôi đều không cần mua lần thứ 2 nữa, như thế sẽ tạo nên thương hiệu, sẽ có nhiều người khác đến mua đồ của chúng tôi hơn, và hiện giờ công việc của chúng tôi đều đang rất tất bật! Nhà máy sản xuất đồ dùng gia dụng trong nhà bếp của chúng tôi được chuyển từ xưởng chế tạo vũ khí sau chiến tranh thế giới thứ 2, mới chỉ khoảng mấy chục năm thôi nhưng đã bán được hơn 100 triệu xoong nồi, anh có biết dân số trên thế giới là bao nhiêu không ? Gần 8 tỷ người, vẫn còn thị trường với 7 tỷ người đang đợi chúng tôi đấy!”

Cách nghĩ cửa người Đức hoàn toàn khác, chiến lược kinh doanh của họ cũng khác với đại đa số, với một vụ buôn bán thì cả đời bạn chỉ làm một lần, họ làm cho bạn khen đồ của họ tốt, như vậy người khác cũng sẽ biết đến, và sẽ lại trở thành khách hàng của họ, sau đó lại truyền đến tai người thứ 3, họ đã làm như thế.

3. Tìm tòi bản chất, cân nhắc lâu dài

Ngày nay nước Đức chỉ có 3 thành phố được gọi là “thành phố quốc tế hóa” gồm Berlin, Hamburg, Frankfurt, còn những thành phố khác đều là thành phố vừa và nhỏ. Phần lớn người dân Đức đều sống trong các thành phố có 50, 100, 150, 200 ngàn người, ngay cả thành phố có 500 ngàn người sinh sống, họ đã cảm thấy là quá lớn. Phong cảnh của các thành phố ở Đức đều có đặc điểm thế này: Nơi cao nhất của thành phố chắc chắn là đỉnh của nhà thờ, những công trình khác không được vượt qua độ cao này.

Tác giả từng nói chuyện với một giáo sư người Đức về vấn đề này: Vì sao người Đức lại có thể đúng giờ như vậy?

Vị giáo sư nói: “Thành phố nhỏ thì rất dễ dàng giữ đúng giờ!

Vì để giữ đúng giờ, nên cũng cần phải thiết kế cho thành phố nhỏ lại một chút. Anh cần biết, trong thời đại ‘đại chúng hóa ô tô’ thế này, nếu muốn thành phố không bị tắc đường, cần có 2 điều kiện: Thứ nhất là bất cứ căn nhà nào cũng không quá 5 tầng, ở Đức, anh muốn xây căn nhà cao 6 tầng, cần phải có hội nghị bỏ phiếu thông qua. Thứ 2, bất cứ thành phố nào đều cần có một nửa không gian là đường xá. Chỉ cần anh làm được đồng thời 2 điều này, chắc chắn sẽ không có tình trạng kẹt xe”.

Hiện nay, người Đức thường xây nhà cao tầng tại Berlin, Hamburg, Frankfurt, đó cũng là nơi có các tòa nhà cao lớn tầm cỡ thế giới, nhưng có một điều kiện, loại nhà cao tầng này nếu đổ xuống từ bất kỳ hướng nào cũng không được đè lên các tòa nhà khác. Cho nên các tòa nhà càng cao thì không gian trống xung quanh càng lớn. Đây được gọi là “tìm kiếm bản chất của sự vật, xác định chiến lược lâu dài”. Khi người Đức xây nhà, họ phải tính toán nếu nó đổ xuống thì chuyện gì sẽ xảy ra.

Thành phố của Đức vẫn tràn đầy phong cảnh của thời kỳ trung cổ, nơi cao nhất của thành phố đều là nhà thờ, thành phố Heidelberg là kinh đô của văn hóa du lịch Đức.

4. Người Đức không tin có “hàng tốt giá rẻ”

Ưu thế của hàng “Made in Germany” không phải là giá cả, chính người Đức cũng thừa nhận “hàng Đức là hàng tốt giá không hề rẻ”. Bạn có thể mặc cả giá với người Nhật, nhưng bạn mặc cả với người Đức thì không được. Người Đức không chấp nhận có chuyện “hàng tốt giá rẻ”. Ưu thế của hàng “Made in Germany” chính là chất lượng, công nghệ đặc biệt, dịch vụ hậu mãi ưu việt.

Những sản phẩm thông thường của các doanh nghiệp Đức đều là sản phẩm có trình độ hàng đầu thế giới, độ khó cao, nước khác không thể nhanh chóng làm theo được. Khoảng 30% các sản phẩm xuất khẩu của Đức trên thị trường quốc tế đều là sản phẩm độc nhất không có đối thủ cạnh tranh. Công nghiệp gia công chế tạo của Đức, lớn thì có máy khoan đất làm tàu điện ngầm, nhỏ thì có ghim giấy, từ góc độ chất lượng mà nói thì là bậc nhất thế giới.

Adidas là thương hiệu Đức, nhưng dường như nhiều người không biết.

Tại Đức, tất cả các sản phẩm đồ ăn dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi không được chứa bất cứ chất phụ gia thực phẩm nhân tạo nào, bắt buộc phải là chất tự nhiên. Tất cả các sản phẩm sữa bột đều bị quản lý như thuốc; tất cả sản phẩm dành cho mẹ và trẻ sơ sinh chỉ được phép bán tại các tiệm thuốc, không được bán tại các siêu thị; tất cả socola đều được quy định phải sử dụng bơ ca cao tự nhiên làm nguyên liệu sản xuất; tất cả các thương hiệu sản phẩm chăm sóc bảo vệ da đều phải có phòng thực nghiệm và khu gieo trồng thực vật để đảm bảo nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên.

Người Đức sản xuất sản phẩm hóa học không dùng trong công nghiệp, ví như nước lau rửa, nước rửa tay, dầu rửa tay, ngoài có công hiệu diệt khuẩn ra, đa số đều sử dụng công nghệ phân giải sinh học, tức là sử dụng vi sinh vật để phân giải thành phần hóa học trong đó. Trong tương lai, tác hại của chất hóa học đối với cơ thể con người sẽ được giảm thiểu tối đa. Bình lọc nước do Đức sản xuất có thể lọc các chất vô cơ có hại, cũng có thể lọc các chất hữu cơ có hại, đồng thời có chứa nguyên tố magie. Nước được lọc bởi bình lọc nước do Đức sản xuất sẽ có vị hơi hơi ngọt.

Người Đức sản xuất một cái nồi, có thể dùng đến cả trăm năm, do đó những xoong nồi người Đức dùng rất nhiều đều là từ thời ông bà để lại.

Viethome (theo trithucvn)

Tags:
Khán giả rưng rưng nước mắt khi Mạnh Quỳnh tặng 'món quà' đặc biệt cho Phi Nhung trong lễ giỗ đầu

Khán giả rưng rưng nước mắt khi Mạnh Quỳnh tặng 'món quà' đặc biệt cho Phi Nhung trong lễ giỗ đầu

Về dự lễ giỗ đầu của Phi Nhung, Mạnh Quỳnh không thể giữ được cảm xúc, gương mặt nam ca sĩ có một chút vấn vương khi nhớ về người bạn quá cố.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất