Vì đâu mà dân tộc Nhật Bản đang dần lãnh cảm với cái chết?
Khi thốt ra lời như thế, nếu với người Việt, đó chỉ là một sự so sánh ví von, thế nhưng người Nhật thật sự có thể chết cho thời khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời họ.
Người Nhật quan niệm rằng chết không chỉ là lìa hồn thoát xác mà bên trong đó còn ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa hơn mà ta muốn hiểu rõ, phải có cái nhìn tổng quan về bề dày lịch sử văn hóa của đất nước này.
Ông Tetsuo Yamaori , một học giả về tôn giáo đã phân loại mô hình quần đảo Nhật Bản ra làm 3 tầng : ở dưới cùng là xã hội lệ thuộc tự nhiên, ở giữa là xã hội nông nghiệp và trên cùng là xã hội công nghiệp hiện đại. Cấu trúc đa tầng này cũng góp phần lý giải những nhận thức và tình cảm đặc trưng của con người Nhật Bản. Tầng trên cùng (công nghiệp hiện đại) được xây trên nền của 2 tầng còn lại. Chính vì ý thức được như thế, người Nhật có xu hướng linh hoạt và dễ dàng chấp nhận các thảm họa thiên nhiên như động đất sóng thần hơn các dân tộc khác.
Như các bạn đã biết, Nhật Bản là đất nước thường xuyên chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thiên nhiên. Vốn chẳng được tạo hóa yên mến, nước Nhật gánh chịu biết bao thảm họa, chính vì vậy người Nhật hiểu được rằng tầng công nghiệp hiện đại càng cao, sức ép xuống tầng tự nhiên càng lớn, dẫn đến hậu quả càng khôn lường. Chính vì thế thay vì chống đối đổ lỗi cho tự nhiên, họ chọn cách sống chung với nó, vừa xây dựng vừa phục hồi, thậm chí xem thiên nhiên như người bạn, người thầy chỉ dẫn.
Trong lúc lắng nghe tiếng nói thiên nhiên, trải nghiệm bao nhiêu mất mát từ sự nổi giận của tự nhiên, người Nhật đã rèn luyện được ở đó 無常観 (Mujo-kan)- Sự trống rỗng, sự vô định.
“ゆく河の流れは絶えずして、しかも、もとの水にあらず。淀みに浮かぶうたかたは、かつ消えかつ結びて、 久しくとどまりたるためしなし“
(Sông ngòi luôn cuộn chảy, chính vì thế mà dòng nước này luôn thay đổi. Từng cụm bọt nổi trên mặt nước, lúc hợp nhất lúc rời rạc, cũng giống như loài người và nơi trú ngụ của họ trên hành tinh này”
( Hōjōki – Kamo no Chōmei)
Vào năm 2011, một trận động đất sóng thần kinh khủng ập xuống đã khiến người Nhật chìm trong đau thương mất mát. Thế nhưng cái làm cả thế giới kinh ngạc lại chính là thái độ bình tĩnh đến đáng sợ của họ. Mất đi gia đình, người thân, của cải vật chất chỉ trong khoảnh khắc, thế nhưng thay vì gục ngã, đa phần bọn họ đều có thái độ “Tôi có thể làm gì? Chỉ còn cách bắt đầu lại từ bàn tay trắng”. Rất nhiều nạn nhân đã nói như thế khi được phỏng vấn về những gì họ gánh chịu.
Đó không hẳn là lạc quan, đó là quan niệm vô định trống rỗng đã được tôi luyện sau nhiều lần đối chọi với thiên nhiên của người Nhật. Không có gì đứng yên, cuộc sống có lúc này lúc kia, chính vì thế phải luôn chuẩn bị tinh thần đương đầu với nghịch cảnh, không được quá bi lụy hay vui sướng vì một khoảnh khắc.
Không chỉ trong quá khứ, người Nhật hiện đại cũng mang tư tưởng “Chẳng ai biết trước được ngày mai”. Họ luôn nói câu “Cảm ơn” – Arigatou (有り難う) mà bản thân ý nghĩa của từ này đã là “hiếm khi xảy ra”, chính vì thế người Nhật trân trọng từng giây phút trôi qua và không lãng phí thời khắc nào.
Vì sự trống rỗng này, thái độ chấp nhận những biến cố trong cuộc sống một cách thản nhiên, người Nhật nhìn nhận cái chết là một phần của cuộc sống. Không phải họ không sợ chết, mà là cách họ chấp nhận cái chết nhẹ nhàng thanh thản hơn những dân tộc khác.
Bạn đã bao giờ nghe đến từ 辞世 (Jissei) – Bài thơ giã từ sự sống? Nổi tiếng nhất có lẽ là bài Jisei của Basho (Nhà thơ Haiku nổi tiếng)
“旅に病んで 夢は枯野を かけ廻る“
(Phát bệnh giữa chuyến đi, giấc mơ tôi lang thang khắp vùng hoang dại”
Basho biết rằng ông sẽ chết trước khi trở về nhà, nhưng trong giấc mơ, linh hồn vẫn không dừng lại.
Hay bài Jisei của Moriya Sen-an, một kẻ nghiện rượu
我死なば 酒屋の瓶の 下にいけよ。せめて滴の 盛りやせんもし
(Khi tôi chết hãy chôn tôi dưới thùng Sake trong quán rượu. Nếu may mắn, có thể thùng sẽ bị rỉ)
Đối với người sắp chết, lời lẽ trên chẳng phải bình tĩnh thái quá sao?
Thế nhưng đối với Jisei, thay vì thể hiện nỗi sợ cái chết, những gì mà người viết đang làm và muốn tiếp tục làm khi còn sống mới là điểm trọng yếu.
Ý thức về cái chết của người Nhật khá mạnh mẽ, một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng người Nhật không mấy quan tâm bảo quản xác người chết, thay vào đó chú tâm chăm sóc đến phần hồn sau khi đã lìa xác. Điều này có thể thấy ở một số lễ hội truyền thống của Nhật như lễ Obon.
Dù có thái độ thế nào trước cái chết, người Nhật đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi từ thiên nhiên, hy vọng họ yêu mến thêm cuộc sống cá nhân và trân trọng bản thân nhiều hơn thay vì lãnh cảm trước cái chết và tàn phá chính mình.
Theo Japo
Passport của người Nhật mạnh đến mức nào?
Passport của Nhật là một trong những tấm thẻ căn cước mạnh nhất trên thế giới. Chúng ta ai cũng biết điều này, thế nhưng mạnh đến mức nào? Hãy cùng tìm hiểu qua nhé!