Tỷ phú giàu nhất Nhật Bản kiếm 9,2 tỷ USD nhờ khách hàng đổ xô đến Uniqlo sau Covid-19
Tài sản của ông đã tăng 9,2 tỷ USD kể từ khi danh sách Tỷ phú thế giới được Forbes công bố vào tháng 3 vừa qua. Hiện ông sở hữu khối tài sản trị giá 28,9 tỷ USD.
Nhờ việc người mua sắm bắt đầu đổ xô đến các cửa hàng Uniqlo tại Nhật Bản và Trung Quốc sau một thời gian khá dài phải ở nhà vì Covid-19, cổ phiếu của ông Yanai tại Fast Retailing đã tăng 53% kể từ ngày 19/3. Hai quốc gia trên chiếm tới 75% trong mạng lưới 2.200 cửa hàng trên khắp thế giới của Uniqlo.
Fast Retailing còn sở hữu các thương hiệu khác như Theory, Helmut Lang, J Brand và GU, tuy nhiên Uniqlo mới là cỗ máy kiếm tiền lợi hại nhất, đóng góp 80% vào doanh thu hàng năm trị giá 21,3 tỷ USD của tập đoàn.
Maureen Hinton, giám đốc nghiên cứu tại công ty tư vấn và phân tích dữ liệu GlobalData ở London cho biết: “Tại những thị trường như Trung Quốc, nơi lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ và dân số khổng lồ với nhu cầu chi tiêu tăng, các nhà bán lẻ đang dần hồi phục”.
Sau khi lệnh phong tỏa được áp dụng tại Trung Quốc vào tháng 1, Uniqlo đã phải đóng cửa một nửa trong số 748 cửa hàng ở đây. Đến cuối tháng 4, hãng bắt đầu dần dần mở lại tất cả các cơ sở.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, 40% cửa hàng Uniqlo phải tạm đóng cửa vào tháng 5 nhưng cũng được mở lại không lâu sau đó, Tháng trước, hãng đã mở hai cơ sở mới ở Tokyo tại khu phố cao cấp tại Ginza và trong trung tâm mua sắm của thành phố Harajuku.
Một phần của sự hồi phục của Uniqlo là do sự ra mắt của loại khẩu trang AIRism vào tháng 6 đã tạo nên cơn sốt trên trang web của hãng. Nó cũng giúp thu hút người mua ghé vào các cửa hàng vật lý của Uniqlo, nơi có rất nhiều trang phục với giá bán lẻ phải chăng từ 9,9 USD đến 39,9 USD.
Rheo Dairo Murata, nhà phân tích cao cấp tại JP Morgan, điều đó góp phần giúp Uniqlo tương đối miễn dịch với suy thoái kinh tế. Theo ông, chu kỳ kinh tế và xu hướng thời trang không thực sự liên quan đến nhau vì một bên xuất phát từ nhu cầu đời thường của mọi người.
Tất nhiên, Uniqlo vẫn tính đến ảnh hưởng của đại dịch. Công ty ước tính rằng kết thúc năm tài chính năm nay, doanh thu của họ sẽ giảm xuống còn 19,3 tỷ USD, trong khi lợi nhuận hoạt động có thể giảm 44%, ở mức 1,34 tỷ USD.
Ông Yanai thường xuyên tuyên bố rằng ông muốn Fast Retailing trở thành nhà bán lẻ may mặc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tập đoàn này vẫn đứng sau tập đoàn Inditex của Tây Ban Nha (nổi tiếng với thương hiệu Zara) với doanh thu hàng năm là 31,6 tỷ USD cũng như tập đoàn H&M của Thụy Điển với doanh thu 24,8 tỷ USD.
Người sáng lập Inditex, ông Amancio Ortega là tỷ phú may mặc giàu nhất thế giới với tài sản ròng 64,6 triệu USD. Tiếp đến là ông Yanai với 28,9 tỷ USD và ông Stefan Persson của H&M giữ vị trí thứ ba với 16,4 tỷ USD.
Theo Tổ quốc
Thống đốc Osaka đi đầu trong nỗ lực yêu cầu đóng cửa doanh nghiệp để đối phó với dịch bệnh
Số lượng ca nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng như châm ngòi trong các cuộc tranh luận giữa quan chức chính phủ. Một bài toán được đặt ra là liệu có nên yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa?