Từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật – một hiện tượng thú vị
Bài viết kì này, cùng Morning Japan khám phá về hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật bạn nhé.
Giống như rất nhiều ngôn ngữ khác, những từ có cách phát âm giống hệt nhưng lại khác nhau về mặt ý nghĩa tồn tại rất nhiều trong tiếng Nhật. Hiện tượng này trong tiếng Nhật được gọi là 同音異義語.
Một trong số lý do để giải thích là do bảng chữ cái tiếng Nhật vốn ít âm, nên hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa xảy ra khá phổ biến. Thậm chí có những âm có hàng chục từ đồng âm, mặc dù cách viết Kanji là hoàn toàn khác biệt.
Ví dụ: Với phát âm あめ, chúng ta có thể có các từ với cách đọc giống hệt như vậy đó là:
- 雨 (あめ): Mưa
- 飴 (あめ): Kẹo
Hay với phát âm: いじん chúng ta có hai từ mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau như:
- 偉人 (いじん): Vĩ nhân
- 異人 (いじん): Dị nhân
Ngoài ra còn rất nhiều những ví dụ khác để thấy sự phong phú, thú vị của ngôn ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng. Có thể nói, hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa này đem đến rất nhiều tình huống “khó xử” trong giao tiếp, và thực sự là một thử thách không nhỏ với người học.
Vậy làm sao để phân biệt ý nghĩa giữa hàng chục từ có cách phát âm giống hệt nhau? Người Nhật có khi nào nhầm lẫn các từ đồng âm khác nghĩa này không?
Từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật – Làm sao để phân biệt ?
Nhìn chung để hiểu chính xác nhất ý nghĩa và tránh những tình huống hiểu lầm hay khó xử trong giao tiếp, từ ngữ cần phải được đặt đúng trong ngữ cảnh của nó. Ngoài ra để phân biệt từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật, ta có thể dựa vào: trọng âm của từ hoặc chữ Kanji.
Ví dụ: Những từ đồng âm mà thuộc cùng một loại từ, dễ gây nhầm lẫn thường sẽ được người Nhật phát âm với trọng âm khác nhau.
- 雨 (あめ – Mưa. Khi muốn nói từ mưa (Ame) chúng ta sẽ nhấn lên rồi mới xuống giọng khi phát âm.(↑↓)
- Ngược lại, với từ 飴(あめ – Kẹo, khi phát âm sẽ xuống rồi sau đó mới lên giọng (↓↑).
Các từ đồng âm khác nghĩa còn có thể phân biệt nhau dựa vào chữ Kanji biểu thị ý nghĩa của từ. Có lẽ trong những trường hợp này chúng ta mới hiểu thêm được vai trò vô cùng quan trọng của chữ Kanji trong tiếng Nhật. Nếu không sẽ có nhiều tình huống nhầm lẫn cực kì khó xử phải không nào?
Ví dụ:
1: むしょく được biểu thị bằng chữ Hán 無色 (VÔ SẮC) : không màu, không có màu sắc.
2: むしょく được biểu thị bằng chữ Hán 無職 (VÔ CHỨC): thất nghiệp, không có việc làm
Từ đồng âm trái nghĩa – Người Nhật có bị nhầm lẫn không?
Từ đồng âm khác nghĩa Tuy cách phát âm là giống hệt nhau, nhưng mỗi từ lại thuộc một nhóm loại từ (danh từ, động từ, tính từ…) khác nhau, hoặc cách sử dụng hoàn toàn khác biệt. Do đó người Nhật phần lớn là không bị nhầm lẫn giữa các từ đồng âm khác nghĩa này.
Tuy vậy, với người học thì đây quả là một thử thách khó nhằn, dễ khiến chúng ta lâm vào những tình huống khó xử trong giao tiếp. Ngoài cách phân biệt từ bằng Kanji hay trọng âm, còn “bí kíp” nào để người học tránh được những lỗi sai này?
Lựa chọn những cách diễn đạt khác nhau để tránh gây hiểu lầm
Ví dụ: [ こうこう ] có nhiều cụm Kanji tương ứng như:
- 高校 (CAO HIỆU) : trường cấp 3
- 孝行 (HIẾU HẠNH): hiếu thảo
Vì vậy, để tránh nhầm lẫn giữa hai từ, người Nhật còn sử dụng một từ khác để chỉ sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Đó là 親孝行 (おやこうこう).
Dùng đúng trong ngữ cảnh, làm rõ ý nghĩa của từ
Ví dụ: [ じしん ] có thể được biểu diễn bằng nhiều cụm từ Kanji tương ứng.
Để tránh sự nhầm lẫn do hiện tượng từ đồng âm trái nghĩa gây nên, người học cần dùng từ đúng trong ngữ cảnh để làm rõ nhất ý nghĩa của từ.
1: [ じしん ] 地震 (ĐỊA CHẤN): động đất
夕べに地震があった。
Đêm qua có động đất xảy ra.
2: [ じしん ] 自身 (TỰ THÂN): bản thân
彼自身は名声に関心がないようです。
Bản thân anh ấy có vẻ không quan tâm đến danh vọng.
3: [ じしん ] 自信: tự tin
私は数学に自信を持っています。
Tôi rất tự tin trong môn toán.
高橋さんは自信に満ちている。
Anh Takahashi có đầy sự tự tin.
Danh sách một số từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật
CÁCH ĐỌC | TỪ | Ý NGHĨA |
さる | 猿 | Con khỉ |
去る | Rời đi, rời khỏi | |
はし | 橋 | Cây cầu |
箸 | Đũa, đôi đũa | |
しんせい | 神聖 | Thần thánh |
申請 | Xin | |
真正 | Chân chính, đoan chính | |
心性 | Tâm tính | |
こい | 恋 | Yêu |
鯉 | Cá chép | |
故意 | Cố ý | |
かえる | 帰る | Về nhà |
買える | Mua được | |
変える | Thay đổi | |
蛙 | Con ếch | |
あたい | 値 | Giá trị, đáng giá |
価 | Chi phí | |
こうしょう | 交渉 | Đàm phán |
高尚 | Lịch sự, tao nhã | |
公証 | Công chứng | |
考証 | Khảo chứng, kiểm chứng | |
口承 | Truyền miệng | |
厚相 | Bộ trưởng bộ y tế | |
こうせい | 更生 | Cải tạo |
校正 | Hiệu chỉnh | |
恒星 | Hành tinh | |
後世 | Hậu thế | |
公正 | Công chính, công bằng | |
さんか | 参加 | Tham gia |
賛歌 | Tán dương, ca tụng | |
酸化 | Oxy hóa | |
惨禍 | Thảm khốc | |
しこう | 嗜好 | Yêu thích |
思考 | Suy nghĩ | |
志向 | Trí hướng | |
至高 | Đạt tới đỉnh điểm, cao điểm | |
せいか | 製菓 | Ra quả |
成果 | Thành quả | |
聖歌 | Thánh ca | |
生花 | Ra hoa | |
生家 | Gia đình nơi sinh ra |
Một số mẩu truyện về từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật
Bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa cũng đem đến những câu chuyện cười thú vị khi người nói-người nghe hiểu sai ý nghĩa của từ. Tiếng Nhật cũng không ngoại lệ.
Học tiếng Nhật là học cách sử dụng từ sao cho thật chính xác, hợp ngữ cảnh. Bởi vậy thông qua một số ví dụ sau của chúng mình, hi vọng bạn đọc sẽ không chỉ có những giây phút thư giãn thoải mái mà hơn hết là biết thêm từ vựng và cách sử dụng từ chính xác bạn nhé!
Vận dụng từ đồng âm khác nghĩa để chơi chữ
1: パンダの食べ物はパンダ。(パンダの食べ物はパンだ。)
Thức ăn của gấu trúc là bánh mỳ.
2: ハナからハナ。
Hoa từ mũi
3: ネコがねころんだ。
Con mèo đã ngủ lăn quay.
4: にわにはにわ二ワトリがいます. (庭には二羽鶏がいます.)
Trong vườn có hai con gà.
5: きしゃのきしゃがきしゃできしゃしました. (貴社の記者が汽車で帰社しました)
Ký giả của công ty đã đi xe lửa về công ty rồi.
Từ đồng âm khác nghĩa trong một số mẩu truyện cười
Ví dụ:
妻:「パンツ食ったよ」(Tôi vừa ăn quần đấy ông)
ぼく:「えつ」(Hả!?)
妻:「えつ」(Gì vậy!?)
ぼく:「食べて大丈夫なの」(Ăn được hả?!)
妻: 「もちろん!ウ*コの味だなっておもったもん」(Tất nhiên! Tôi còn tưởng là ngửi thấy mùi vị nữa kìa!)
ぼく:「えつ」(Hả!?)
妻:「えつ」(Sao?)
ぼく:「なにそれこわい」(Bà đang nói cái gì vậy, ghê quá đi)
妻:「あなたも食べる」(Ông cũng ăn chứ?)
ぼく:「いやいい」(Thôi khỏi)
———————————————–
Trong câu chuyện trên, người chồng đã hiểu lầm ý của bà vợ dẫn đến câu chuyện cười thú vị về từ đồng âm khác nghĩa. Người vợ đã làm xong bánh rồi và hỏi người chồng có ăn không
( パン作っだ) trong khi người chồng lại hiểu nhầm là vợ mình ăn quần (パンツ- quần âu của nữ). Qua một ví dụ nhỏ thôi nhưng chúng ta cũng hiểu phần nào những tình huống “dở khóc dở cười” do từ đồng âm khác nghĩa gây ra phải không các bạn.
Vậy là Morning Japan đã cùng bạn khám phá chủ đề của tuần này về một hiện tượng thú vị trong tiếng Nhật:Từ đồng âm khác nghĩa. Hi vọng bạn đọc có đã thêm cho mình thông tin bổ ích và những giây phút giải trí thông qua các mẩu truyện cười được chia sẻ.
Có điều gì còn băn khoăn, thắc mắc đừng ngại chia sẻ với admin của Morning Japan để chúng mình cùng bạn tìm hiểu nhé! Chúc độc giả một cuối tuần thật nhiều niềm vui.
Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!
Khi tiếng Nhật đọc giống tiếng Việt – đọc một đằng, nghĩa một nẻo
Bạn có bao giờ nghe đến cụm từ Soramimi chưa? Đó là hiện tượng nghe ngôn ngữ này nhưng lại hiểu theo một ngôn ngữ khác.