Trẻ thông minh là do di truyền? Câu trả lời khiến mẹ bầu phải lưu tâm!
Cha mẹ nào cũng muốn con mình thông minh. Với trí thông minh đó, sau này việc học của con cũng dễ dàng hơn. Chúng ta có thể thấy, có nhiều trẻ rất chăm chỉ, dậy sớm, ngủ muộn, chịu khó học hành nhưng điểm số không hề cao. Trong khi đó, có một số bạn “vừa học vừa chơi”, không tốn công sức, không cần phải tối ngày ngồi vào bàn học, có nhiều thời gian để chơi những thứ mình thích nhưng điểm số vẫn tốt.
Một trong những điều tác động tới kết quả đó phụ thuộc vào chỉ số IQ cao. Ai cũng muốn con mình thông minh nhưng có nhiều phụ huynh cảm thấy băn khoăn: Bố mẹ không phải là người tài giỏi, không có trình độ học vấn cao, liệu con của họ có thể thông minh hơn bố mẹ không?
Các chuyên gia chỉ ra rằng, chỉ số thông minh không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà dinh dưỡng khi mang thai cũng rất quan trọng.
Chỉ số thông minh không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà dinh dưỡng khi mang thai cũng rất quan trọng. (Ảnh minh họa)
70% mức độ IQ của một đứa trẻ được xác định trong thời kỳ phôi thai và bào thai. 30% là do giáo dục và đào tạo sau khi đứa trẻ chào đời. Cấu trúc não bộ đã được hình thành trong thời kỳ bào thai. Từ lúc thụ thai đến khi sinh ra, ngoại vi hộp sọ phát triển từ 0 – 35cm. Từ sơ sinh đến 2,5 tuổi tăng 15cm. Từ 2 tuổi rưỡi đến khi trưởng thành tăng 5cm. Do đó, nhìn vào chặng phát triển, thời kỳ bào thai là lúc não bộ phát triển nhanh nhất. Cha mẹ hãy nắm bắt thời kỳ quan trọng này của sự phát triển trí não để giúp trẻ có trí thông minh tốt hơn. Các bà mẹ lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng khi mang thai con sinh ra có khả năng thông minh cao hơn rất nhiều.
Vậy bổ sung dinh dưỡng khi mang thai có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ như thế nào?
Thời kỳ đầu mang thai
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nên bổ sung axit folic để ngăn ngừa dị tật thần kinh ở trẻ. Em bé trong tam cá nguyệt đầu tiên có trọng lượng rất nhỏ, mẹ tăng cân cũng rất ít, lượng dinh dưỡng không cần nhiều nhưng cần tinh, chất.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nên bổ sung axit folic để ngăn ngừa dị tật thần kinh ở trẻ. (Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn này, nhiều bà mẹ dễ bị ốm nghén, ăn không đủ no. Thậm chí có người còn nôn hết những gì ăn vào. Do đó, để có đủ dinh dưỡng cho con, những mẹ bị nghén quá nặng có thể nghĩ tới phương án bổ sung dinh dưỡng qua thuốc bổ, vitamin hoặc tiêm chất lỏng glucose. Các mẹ nên thư giãn, không nên quá căng thẳng. Đồ ăn nhiều dầu mỡ không được ăn. Các mẹ bầu cũng có thể ăn một số loại cá dễ tiêu để bổ sung chất đạm. Chất béo trong cá là chất béo tốt nhất, cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi và có khả năng đạt được chỉ số IQ cao hơn.
Giai đoạn giữa thai kỳ
Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ thoải mái hơn một chút. Lúc này, mẹ bầu thèm ăn hơn, não bộ của thai nhi cũng bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Hàng triệu dây thần kinh đang phát triển, số lượng gần bằng người lớn, các liên kết cũng được hình thành. Do đó mẹ bầu có thể ăn một số loại hạt vào thời điểm này. Trong đó, quả óc chó là lựa chọn tốt nhất. Óc chó tốt cho não người vì có chứa nhiều protein và hoàn thiện não bộ cho thai nhi, cải thiện sự thông minh. Thường xuyên ăn nhiều óc chó, người lớn và trẻ em sẽ có tóc đen hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn rau củ quả tươi. Mẹ bầu càng không kén ăn, bổ sung dinh dưỡng toàn diện thì sau này khi con sinh ra nhìn chung trẻ cũng không kén ăn, sẽ nhàn hơn trong việc cho con ăn.
Mẹ bầu càng không kén ăn, bổ sung dinh dưỡng toàn diện thì sau này khi con sinh ra nhìn chung trẻ cũng không kén ăn (Ảnh minh họa)
Giai đoạn cuối thai kỳ
Trong những tháng này, phần đầu của thai nhi lớn hơn, não bộ và hệ thần kinh cũng phát triển mạnh mẽ. Lúc này, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới để chuẩn bị cho giai đoạn chào đời. Trong giai đoạn này, nhu cầu về đạm, canxi, sắt tăng cao. Vì thế, mỗi ngày mẹ bầu nên uống 1 túi sữa, bổ sung canxi, thịt mỗi ngày 2 lạng, ăn cá 3 bữa/ tuần, hạt óc chó, đậu phộng từ 20 – 30 viên. Ngoài ra bổ sung thêm lượng thịt, trứng, sữa, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Mẹ bầu lưu ý không nên bổ sung dinh dưỡng quá nhiều dẫn đến tăng cân quá nhiều, thai nhi to gây khó khăn khi sinh nở.
Muốn thai nhi thông minh, mẹ hãy chú ý đến dinh dưỡng khi mang thai, ngủ đủ giấc, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đọc sách và học hỏi nhiều hơn để có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ. Trên cơ sở giáo dục sớm, thai giáo tốt, bé ra đời sẽ thông minh hơn.
Bài ʋăп ɫả мẹ ᵭã kɦᴜấɫ ᵭầy xúc ᵭộпg củα пαм siпɦ ℓớρ 7: "Mẹ мấɫ ℓúc 1.5 ɫɦáпg ɫᴜổi, cɦỉ có ɫɦể gặρ qᴜα giấc мơ, ℓời kể củα ɓố, ʋà ɗi ảпɦ"
Sαᴜ kɦi ɓài ʋăп пày ᵭược ᵭăпg ɫải ℓêп мạпg xã ɦội ᵭã ℓậρ ɫức gây sốɫ cộпg ᵭồпg мạпg!