Tìm việc ở Nhật Bản: Có một thứ không nên đưa vào đơn xin việc của bạn
Sau đây mình sẽ chia sẻ lại câu chuyện của anh chàng James Winovich (một blogger kiêm thầy giáo tiếng anh đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản):
Nếu bạn muốn làm việc ở Nhật Bản? Thật tuyệt! Tôi(tức James) cũng từng nghĩ như thế khoảng 8 năm về trước.
Tôi dạy Tiếng Anh và lập gia đình ở đây, bắt đầu làm phiên dịch và giờ đây tôi viết blog để giúp mọi người có thể cải thiện cuộc sống cũng như làm việc ở Nhật Bản. Tôi học được nhiều thứ ở bản thân và tìm được nhiều niềm vui mà mình chưa bao giờ nghĩ đến. Tuy có nhiều khoảng thời gian khó khăn nhưng chung quy tôi hoàn toàn hài lòng với lựa chọn của mình.
James cũng khẳng định: Chẳng dễ dàng để kiếm được công việc đầu tiên ở Nhật Bản. Lúc đó tôi rất hăng hái và có đầy đủ bằng cấp cần thiết nhưng đơn xin việc đầu tiên của tôi thì lại là một số 0 tròn trĩnh.
Tôi viết rất nhiều lý do vì sao tôi yêu Nhật Bản cùng với việc tôi sẽ sẵn sàng làm ở bất cứ đâu trên Nhật Bản kể cả Inaka (một vùng ngoại ô ở Nhật). Tuy nhiên chẳng ai buồn nhìn lại tờ xin việc của tôi lần thứ 2.
Trong lúc tôi than thở và trách cứ số phận thì tôi đã đưa cho cậu bạn thời đại học của tôi (người đã được nhận vào dự án JET) xem tờ đơn xin việc và hỏi ý kiến của cậu ta. Lời đầu tiên cậu ấy thốt ra:
“Bạn tôi ơi, ai mà chẳng muốn làm việc ở Nhật Bản”
Tôi đọc lại tờ xin việc của mình và nhận ra: Từng đoạn văn chỉ toàn là những câu nói tôi yêu Nhật Bản như thế nào. Tôi chỉ viết về những dự định mà tôi sẽ làm để trở thành một nhà “đại sứ văn hóa” thứ thiệt. Tôi còn viết thêm về việc tôi chăm chỉ như thế nào khi học Tiếng Nhật và những khó khăn để trở thành một phần của cộng đồng ở đây.
Nói đơn giản ,tôi chỉ nói với họ những lí do tôi muốn làm việc ở Nhật Bản.
Chỉ là một đoạn tự sự dài về việc tôi yêu Nhật Bản ra sao. Tôi chỉ dành chút ít để giới thiệu về những kĩ năng mà tôi có thể áp dụng khi làm việc. Chẳng những không nói về kinh nghiệm giảng dạy trong quá khứ của tôi, mà tôi còn chẳng nói về mong muốn được giúp mọi người như thế nào”
“Về cơ bản, tôi chẳng chứng minh được cho cấp trên tương lai của mình những điều mà tôi có thể làm để đóng góp cho công ty”
Cho nên tôi bắt đầu làm lại từ con số 0, chỉ dành ra một đoạn nhỏ để viết về niềm yêu thích Nhật Bản. Tôi dành tất cả những chỗ trống còn lại trong đơn xin việc để viết về những điều tôi có thể giúp ích cho công ty. Một thời gian sau, tôi được gọi đến để phỏng vấn và nhận việc.
Không đầy một năm, tôi đã nhận ra những lỗi tương tự như thế không chỉ mình tôi mắc phải khi viết đơn xin việc. Khi bạn ở quê nhà, bạn luôn xem việc tìm việc ở Nhật Bản là một việc lớn. Nhưng với những nhà tuyển dụng , họ đã là công dân ở Nhật Bản từ rất lâu rồi. Họ không quan tâm về việc bạn hứng thú về đất nước của họ hay không, họ chỉ muốn biết rằng bạn có làm được công việc đó không.
Sẽ tốt nếu bạn thể hiện sự hăng hái cùng thiện chí của mình đối với Nhật Bản, nhưng nếu điều đó không giúp bạn trở thành một nhân viên giỏi thì đừng phí thời gian vào chúng làm gì.
Những nhà tuyển dụng chỉ để ý vào những ứng cử viên có khả năng hoàn thành tốt mục tiêu mà công ty đề ra thôi. Hãy nhớ những kinh nghiệm này trong đầu và bạn sẽ đưa bản thân đi đúng hướng.
Đây là những kinh nghiệm mà James đã trải qua khi lần đầu xin việc ở Nhật. Mong là bạn cũng sẽ có những bước đi đúng đắn cho bản thân mình nhé!
Nguồn: Sugoi.vn
Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?
Gần đây, visa kỹ năng đặc biệt đã trở thành khái niệm gây hoang mang không ít cho TTS đang làm việc ở Nhật cũng như TTS đang chuẩn bị sang Nhật.