Tiếng Nhật – “đã lâu không gặp” bạn sẽ chào thế nào?
しばらくでした。(しばらくですね)
お久ひさしぶりです。
Cả hai cách trên bạn đều có ý nói là “đã một khoảng thời gian rồi không gặp nhỉ”. Nếu muốn phân biệt cho rõ nghĩa của hai cách nói trên, thì có thể nhận định rằng: しばらく cho thấy khoảng thời gian không liên lạc ngắn hơn so với 久しぶり. Điều này cũng tuỳ theo cảm nhận chủ quan của người nói chứ không có quy định về khoảng thời gian như thế nào là dài hay ngắn. Và hai cách dùng này rất dễ sử dụng cho bạn trong một mối liên hệ mới.
Bên cạnh đó, trong tiếng Nhật còn có một vài cách nói khác trong nhiều bối cảnh mối quan hệ cũng rất hay dùng. Như là:
ご無沙汰ぶさたいたしました。
Đã lâu rồi không giữ liên lạc với [bạn].
Nếu đó là một người bạn kính trọng, và đã lâu bạn không chủ động liên hệ hay hỏi thăm gì kể từ lần gặp cuối cùng. Thì với cách nói như trên sẽ ẩn chứa trong đó một lời xin lỗi ngầm của bạn. Cách nói này thường hay xuất hiện như một kính ngữ lời chào trong thư từ. Một cách nói khác cũng tương tự như là:
どうもご挨拶あいさつが遅おくれまして...
Đã rất lâu rồi không hỏi thăm [bạn]
Cách nói này có thể sử dụng một mối quan hệ làm ăn mà bạn từng trao đổi với người ấy. Và kể từ sau lần hợp tác đó bạn vẫn chưa có hỏi thăm gì. Đôi khi người nói trực tiếp sử dụng luôn một lời xin lỗi phía sau như là:
ごあいさつが遅れましたことをお詫わびいたします。
Xin lỗi vì đã không liên lạc với [bạn] sớm hơn.
Người Việt Nam mình cũng có cách nói thông thường khi gặp lại người quen, đó là hỏi thăm xem cuộc sống, công việc thế nào, có gì thay đổi không? Đây thực ra cũng là một cách nói tự nhiên trong tiếng Nhật. Nếu bạn quan tâm và muốn hỏi thăm nhiều hơn về họ chứ không đơn thuần là xin lỗi hay chào hỏi như trên, bạn có thể sử dụng các cách nói như là:
お変わりありませんか。
Bạn giờ sao rồi? (không có gì thay đổi chứ?)
Hoặc chính bạn nhận ra sau ngần ấy thời gian mà người kia vẫn vậy, không có gì thay đổi trong mắt bạn, bạn có thể nói:
ちっともお変わりになりませんね。
Bạn chẳng thay đổi chút xíu nào.
お変わりなくてけっこうですね。
Bạn vẫn vậy không thay đổi gì.
お元気そうでなによりです。
Bạn trông vẫn khoẻ, vậy là tốt rồi.
Ba cách nói trên bạn có thể lựa chọn tuỳ vào tình huống. Và thậm chí ngay cả khi nó không chính xác như vậy đi nữa thì vẫn có thể thích hợp được. Ví dụ như cách nói thứ 3 cuối cùng, dù từ một nguồn tin gián tiếp nào đó bạn biết rằng người đó đang bị ốm đi nữa, thì bạn vẫn có thể diễn đạt như thế như một lời động viên, khích lệ người nghe.
Bạn đã từng sử dụng những cách nói nào trường hợp này rồi?
Một số từ vựng cơ bản tiếng Nhật chủ đề gia đình
Chủ đề về gia đình luôn là một chủ đề được nhắc tới rất nhiều. Khi bắt đầu học tiếng Nhật thì các từ vựng về gia đình cũng là một phần học được học ngay từ đầu. Các bạn chuẩn bị đi du học Nhật Bản thì phải biết rõ về các từ vựng về gia đình này để còn gọi hoặc xưng hô với những người ở Nhật Bản, nếu không biết thì rất khó để bạn có thể làm quen được họ.