Thực hư chuyện 21 thực tập sinh người Việt bị sa thải bất hợp pháp
Tuy nhiên ngày 25/1 vừa qua, cả 21 thực tập sinh được tuyển bởi công ty trên đều bị sa thải với chỉ một tờ giấy thông báo.
“Cơ bản là từ trước đây công ty đã không có nhân viên nắm vững chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp rồi”.
Vì vậy toàn bộ công việc cho thực tập sinh đều giao phó lại cho các nhà nông được công ty cử ra. Các nhà chuyên môn cho rằng công ty này đã vi phạm Luật ổn định nghề nghiệp (hay nói cách khác là nguỵ tạo hợp đồng)
Theo lời của nhân viên phụ trách, công ty Seika có một nông trại chuyên trồng bí đỏ và củ cải trắng, các thực tập sinh đã từng tham gia gieo trồng, tuy nhiên về vấn đề thu hoạch “Không ai có đủ chuyên môn để chỉ dạy cả”. Lấy lý do đó, từ Aichi các thực tập sinh được đưa đến Hokkaido để học tay nghề tại các nhà nông dân đã được uỷ thác bởi Seika.
Trong khi đó, người phụ trách thuộc công ty Seika chỉ dắt thực tập sinh đến trao gửi cho các nhà nông rồi quay về Aichi ngay, chứ không ở lại theo sát tiến độ làm việc hay chăm sóc đời sống của những người này. Về phía các nhà nông, họ cho biết:”Người làm thuê của chúng tôi (một phụ nữ Nhật) đã chỉ dạy và giao việc cho các thực tập sinh rồi”. Ở đây, thấy rõ sự mập mờ trong việc vận hành chế độ thực tập sinh tại công ty Seika. Công ty về rau củ nhưng không ai có kiến thức nông nghiệp, lại chuyển thực tập sinh đi đến tận những nơi hẻo lánh nhận chỉ đạo từ những người làm thuê hoàn toàn không có chuyên môn khác…
Các thực tập sinh rơi nước mắt khi được hỏi để kể với gia đình chưa. Người thì còn nợ đến 50, 60 triệu đồng, người thì chỉ mới dám nói với bố chứ chưa nói với mẹ. Bỗng nhiên bị sa thải trong khi bản thân luôn cố gắng hết sức hoàn thành công việc.
Trong chế độ thực tập sinh kỹ năng, không nghiêm cấm việc ràng buộc thực tập sinh bằng hợp đồng uỷ thác. Tuy nhiên việc giao toàn quyền chỉ đạo cho phía nông dân, được cho là đã vi phạm điều 44 Luật ổn định nghề nghiệp của Nhật Bản. Thêm vào đó, công ty còn vi phạm kế hoạch thực tập kỹ năng, thông qua những lời lẽ như: “công ty không có người biết chuyên môn”, hay “người làm thuê của chúng tôi đã chỉ dạy”… Những người Việt trên hoàn toàn không được tổ chức nâng cao tay nghề.
Trước vụ việc trên, đoàn thể giám sát củng không tránh khỏi trách nghiệm, vì đã để cho một công ty không có năng lực tiếp quản thực tập sinh nhận lao động về.
Hiện 7 người trong số 21 người bị buộc sa thải đang tiến hành kiện công ty Seika để đòi lại số tiền công và tiền bồi thường.
Chế độ thực tập sinh kỹ năng được tạo ra để giải quyết tình hình thiếu hụt lao động trầm trọng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu chính phủ Nhật không tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động quốc tế đến làm việc thì có phải chính họ đang đẩy mình vào đường cùng không?
Nguồn tin: mainichi.jp