Thời chưa có BVS, nữ giới Nhật 400 năm trước đã làm gì để vượt qua “ngày mưa dầm”?
Ngày nay, các bạn nữ chỉ cần ra cửa hàng và mua các gói băng vệ sinh tuỳ theo kích thước, nhu cầu ngày đêm của mình và thoả thích lựa chọn. Thế nhưng, ngày xưa, khi các cô gái còn gò bó trong chiếc Kimono và chẳng có những dụng cụ tiện lợi như vậy thì họ đã dùng cách nào?
Ảnh: enjoylife40.com
Những sự thật về băng vệ sinh thời kỳ cổ trung đại Nhật Bản chắc chắn sẽ làm bạn giật mình.
Thời trung đại đã có BVS và Tampon tự làm
Giấy là nguyên liệu vô cùng đắt đỏ vào thời đại này. Vì vậy, tuyệt nhiên không có chuyện dùng giấy cho kỳ kinh nguyệt hay thậm chí là đại tiện.
Vì thế, những nhà ở nông thôn sẽ tận dụng thiên nhiên xung quanh mình.
Hai nguyên liệu được dùng nhiều nhất đó là sợi bông và cỏ lau, những cây cỏ mềm để thay cho BVS hay đưa vào trong giống như Tampon.
Đặc biệt, người nông thôn cho rằng, những người phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường không sạch sẽ nên tuyệt đối không được tiếp xúc với bất kỳ ai kể cả người trong gia đình. Thậm chí, có người còn phải sống trong một phòng riêng tách biệt. Thật là một quan niệm kỳ lạ!
Còn tầng lớp thường dân sống ở thành thị, họ ưa chuộng dùng giấy cỏ và giấy tái sử dụng vì giá thành rất rẻ.
Ảnh: edojidai.info
Đối với gia đình giàu có, phụ nữ có thể sử dụng loại vải gạc cứu thương để băng lại. Đây cũng là loại vải dùng làm tã trẻ em nhà quý tộc xưa.
Tuy nhiên, “gái làng chơi” thì khác. Họ không thể nghỉ phép bất kỳ ngày nào, thế nên, thời này các cô đã “chế” ra Tampon bằng cách cuộn giấy Washi “đắt tiền” và đưa vào trong. Chính nhờ vậy mà họ có thể tiếp tục công việc mà không ngại những “ngày ấy”.
Phụ nữ thời xưa không “tràn trề” như ngày nay
Bạn có tin rằng lại có sự khác biệt giữa lượng máu kinh tiết ra của các cô gái ngày xưa và ngày nay không?
Nghe thì có vẻ khó tin, nhưng nguyên nhân là do chế độ ăn uống cũng như nguyên liệu nấu nướng thời đó.
Kinh nguyệt còn được biết là chu kỳ điều tiết độc tố và lọc máu trong cơ thể nữ giới. Vì thế độc tố càng nhiều, lượng máu sẽ càng phải tiết ra nhiều hơn.
Ngày xưa, khi mà nông dân chưa biết đến phân hoá học, thuốc trừ sâu hay các công nghệ hoá học khác thì nguồn nguyên liệu trong cuộc sống sẽ hoàn toàn tự nhiên và sạch sẽ.
Vì thế mà phụ nữ xưa ít hập thụ độc tố và lượng máu kinh cũng khá ít.
Trái ngược với ngày nay quá phải không các “nàng”?
“Cách mạng” BVS bắt đầu từ thời Meiji
Sự tiến hoá thật sự của BVS bắt đầu từ thời Meiji.
Khác với thời Edo đã nói ở trên, việc sử dụng đi, sử dụng lại một tấm vải cũ mỗi tháng ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh. Vì vậy, y học thời Meiji đã nghiên cứu và tạo nên chiếc quần lót chuyên dụng cho “những ngày mưa dầm”. Bên trong quần lót sẽ được dán lớp bông thấm giúp cho vùng bên dưới được thông thoáng và không bị “tràn” ra ngoài.
Ảnh: nunonapu.chu.jp
Tuy nhiên, thời này lại không phổ biến Tampon vì các nghiên cứu cho thấy việc đưa giấy hoặc bông vào sâu bên trong rất nguy hiểm vì dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Ảnh: nunonapu.chu.jp
Đến thời Taisho, loại quần lót cao su được nhập khẩu từ châu Âu và bán rộng rãi trên toàn quốc.
Sang thời Showa, quần lót chuyên dụng dài đến bắp đùi gọi là Zurousu xuất hiện. Đây là thiết kế dựa trên kiểu quần của phương Tây, khi các nữ giới mặc bên trong lớp váy phồng. Thậm chí, đây còn là đồng phục nữ sinh Nhật từ thời Taisho.
Mẫu quần này được ưa thích bởi sự tiên lợi khi nữ giới tham gia các hoạt động thể thao hay đi làm.
Ảnh: nunonapu.chu.jp
Thật khó tưởng tượng ra cảnh sống trong thời quá khứ khi con người chưa có băng vệ sinh phải không nào?
Thế nhưng, nhìn nhận về quá khứ cũng là cách chúng ta trân trọng hiện tại đấy.
Và các bạn trai à, nếu yêu thương bạn gái mình thật lòng thì khi đến siêu thị mua BVS đừng cảm thấy xấu hổ hay thẹn thùng gì nhé!
Nguồn: Japo.vn
Bà cô U50 Nhật Bản khiến nữ giới ghen tị vì nhan sắc không tuổi
Giữ được nét đẹp thanh xuân là ước mơ của hàng triệu phụ nữ nhưng không phải ai cũng vượt qua được thách thức thời gian.