Thiếu tiền, ngày càng nhiều người Nhật tìm thêm việc phụ

Theo The Japan Times, hiện có 7,44 triệu người Nhật trong độ tuổi lao động làm ít nhất hai công việc khác nhau, một chính - một phụ, chiếm 11% dân số.
Thiếu tiền, ngày càng nhiều người Nhật tìm thêm việc phụ - Ảnh 1.

Người lao động Nhật xếp hàng đợi lên tàu điện ngầm tại thủ đô Tokyo - Ảnh: AFP

Và họ làm việc tổng cộng trên 100 giờ mỗi tuần

Đây có thể được xem là một hiện tượng trong vài năm trở lại đây, vì vào năm 2015 con số đó chỉ là 5,33 triệu.

Người dân có được lợi thế này là do những quy định về lao động tại Nhật được nới lỏng. Nếu như trước đây, họ bắt buộc phải xin phép chủ hãng mới có thể được làm thêm thì từ tháng 1 năm nay, nhân viên chỉ cần "thông báo" việc này cho chủ mà thôi, và chủ không có quyền từ chối quyết định cá nhân của nhân viên.

Về phần mình, vài doanh nghiệp còn xem đây là giải pháp tốt, bởi một khi nhân viên làm thêm một công việc thứ hai, họ có cơ hội để tự trang bị thêm kiến thức và kỹ năng mới cho chuyên môn, trong khi chủ công ty không phải bỏ ra thêm kinh phí để đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên.

Ví dụ, từ tháng 4 năm nay, công ty Unicharm chuyên sản xuất tã lót đã ra thông báo cho phép nhân viên làm toàn thời gian của mình được phép nhận thêm một công việc nữa tại một công ty khác.

Thiếu tiền, ngày càng nhiều người Nhật tìm thêm việc phụ - Ảnh 2.

Anh Masaki Shimizu, chủ một quán cà phê nhím cảnh, đang "chạy" thêm một chân nhân viên vi tính tại công ty En Factory. Trong hình, ông chủ Shimizu chụp hình với một chú nhím cảnh tại quán cà phê "ChikuChiku" của anh tại thủ đô Tokyo - Ảnh: Reuters

Ông Yukinari Watanabe, giám đốc nhân sự của công ty này, phát biểu: "Những lợi nhuận thu được từ những việc làm thêm của công nhân lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ rủi ro về sức khỏe như quá tải công việc".

Nước Nhật nổi tiếng với nhiều trường hợp được gọi tên là karoshi, là những ca tử vong do làm việc quá sức. Và để "chữa trị" căn bệnh nan y này, chính phủ Nhật đã áp dụng chương trình cải cách việc làm nhắm đến việc giới hạn tổng số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

Nhưng biện pháp này hiện nay dường như không còn tác dụng, vì đang có quá nhiều người lao động lao vào những công việc làm thêm, dẫn đến thực trạng là họ đã vượt quá 100 giờ mỗi tuần trong văn phòng hay trong xưởng sản xuất.

Tuy nhiên, người dân Nhật "tham công cố việc" như thế không phải là do tình yêu lao động, mà là do họ đang ngày càng gặp nhiều khó khăn về tiền nong chi tiêu, tức thu nhập không đủ trang trải nếu như chỉ làm có một công việc duy nhất.

Nguyên nhân là: mức lương cố định không tăng. Lấy con số để minh họa cho thấy, trong thời điểm hiện tại để có được một mức thu nhập ngang bằng với mức thu nhập của năm 1997, người Nhật phải tăng thêm 11% số giờ làm việc.

Có thể kết luận một câu là hiện nay tại Nhật, người lao động phải "làm việc nhiều thời gian hơn mới có được mức thu nhập ngang bằng với thu nhập trong quá khứ, hoặc thậm chí, còn ít hơn".

Nguồn: Tuoitre.vn

Tags:
Triết lý làm việc của người Nhật giúp trị bệnh “em tưởng”

Triết lý làm việc của người Nhật giúp trị bệnh “em tưởng”

Toyota có một triết lý với tên gọi Genchi Genbutsu Genjitsu, nó tương đồng với cụm từ “bạn đã tận mắt thấy nó chứ?” và đó chính là lý do vì sao người Nhật chẳng bao giờ có khái niệm “em tưởng”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất