Thiếu lao động trầm trọng, Nhật Bản thử nghiệm chính sách nhập cư táo bạo

Nhật Bản đang ở trong tình trạng khan hiếm người lao động nghiêm trọng nhất trong hơn 40 năm. Các cửa hàng tiện lợi trước đây thường mở cửa 24/7 giờ phải đóng cửa trước nửa đêm vì thiếu nhân viên, các công ty vận chuyển cũng thu hẹp khung giờ giao hàng. Quân đội thiếu hụt lính mới.

Y tá người Philippines Candy Alovera chỉ có 1 cơ hội duy nhất. Cô và chồng phải học tiếng Nhật và vượt qua kỳ thi chuyên môn đầy khó khăn ngay trong lần đầu tiên. Nếu đỗ, họ có thể mang đứa con trai 7 tuổi từ Philippines sang Nhật và nhận việc làm có mức thu nhập cao gấp 5 lần so với ở quê nhà. Còn nếu thất bại, họ sẽ phải rời Nhật.

Thiếu lao động trầm trọng, Nhật Bản thử nghiệm chính sách nhập cư táo bạo

Trong khi những chính sách như vậy sẽ được coi là hà khắc ở nhiều nước phương Tây, thực ra ở Nhật Bản đó lại là 1 chính sách cởi mở. Là một trong những quốc gia có thái độ chống người nhập cư mạnh mẽ nhất trên thế giới, Nhật đang cố gắng thu hút người lao động để lấp đầy nhu cầu tuyển dụng ở nhiều vị trí, từ hái táo cho đến xử lý hành lý ở sân bay.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, đất nước này đang áp dụng những quy tắc hà khắc để có thể loại bỏ nguy cơ rơi vào tình trạng người nhập cư gây ra bất ổn chính trị và xã hội như ở Mỹ và châu Âu. Trong nhiều trường hợp, các lao động nước ngoài không thể đem theo người thân và không được ở lại quá 5 năm. Hầu hết các chương trình đều có yêu cầu khá cao về tiếng Nhật. Chỉ một số ngành quá thiếu nhân công mới đảm bảo sẽ đem đến cho lao động nhập cư quyền ở lại vĩnh viễn, và chính phủ cũng có thể loại bỏ chính sách này nếu tình trạng khan hiếm được cải thiện.

"Thật khó khăn khi quyết định để con ở lại, nhưng sau cùng thì đó là điều tốt nhất cho nó", Alovera nói. Cô được phép làm việc ở Nhật trong 3 năm, trong lúc chuẩn bị cho kỳ thi.

Thử nghiệm của Nhật Bản – vốn bị nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức nhân quyền cho là quá hà khắc – là một bài kiểm tra để xem liệu Nhật có thể chấp nhận lao động nhập cư mà không kéo theo làn sóng dân túy đã biến nhập cư thành vấn đề gây tranh cãi nhức nhối như ở Đức, Mỹ, Italy và Anh hay không.

Trong 4 năm qua, số lượng lao động nước ngoài ở Nhật đã tăng gần gấp đôi, lên 1,46 triệu người. Hệ thống visa mới dự kiến sẽ khiến con số tiếp tục tăng lên. Trong khi đó nền chính trị Nhật Bản đang ở trong trạng thái ổn định với sự lãnh đạo lâu dài của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong một khảo sát thực hiện trên 27 quốc gia bởi Viện nghiên cứu Pew trong năm ngoái, Nhật là nước duy nhất muốn có lượng người muốn có thêm lao động nhập cư lớn hơn số người muốn con số giảm xuống.

Tuy nhiên, những kế hoạch liên quan đến người nhập cư được thông qua nhanh chóng đã làm dấy lên mối lo ngại rằng lao động nhập cư sẽ khó hòa nhập với xã hội và tạo ra gánh nặng tài chính cho hệ thống y tế công.

Hàng trăm năm nay, Nhật Bản gần như đóng cửa với người nhập cư bởi lo sợ họ sẽ gây ra bất ổn. Nhật cũng không trải qua làn sóng nhập cư sau thế chiến thứ hai giống như nhiều nước phương Tây. Vị trí địa lý là 1 quốc đảo đem đến cho Nhật lợi thế tự nhiên trong việc quản lý biên giới. Tuy nhiên Thủ tướng Abe luôn nhắc đến những lợi ích về mặt kinh tế để chào đón lao động nước ngoài. Ông cho rằng họ sẽ giúp thúc đẩy kinh tế và làm những công việc mà người Nhật không muốn làm.

Dân số Nhật Bản đã suy giảm suốt 10 năm nay, trong khi gần 30% dân số là từ 65 tuổi trở lên. Năm ngoái, số người Nhật sống ở Nhật giảm khoảng 430.000 người, tương đương dân số của Oakland, California, tạo ra tình trạng khan hiếm người lao động nghiêm trọng nhất trong hơn 40 năm. Các cửa hàng tiện lợi trước đây thường mở cửa 24/7 giờ phải đóng cửa trước nửa đêm vì thiếu nhân viên, các công ty vận chuyển cũng thu hẹp khung giờ giao hàng. Quân đội thiếu hụt lính mới.

Trước đây Nhật đã từng có 1 lần thử nghiệm chính sách nhập cư nhưng lại làm rõ nét thêm sự mâu thuẫn trong thái độ với người nhập cư. Năm 1990, khi bong bóng tài sản đang ở đỉnh điểm, Nhật bắt đầu chào đón con cháu của những người Nhật đã phải di cư tới Mỹ Latinh trong những năm 1920 và 1930. Hàng nghìn người từ Brazil, Peru và các nước khác đã vào Nhật để làm trong các nhà máy. Tuy nhiên, sau đó bong bóng vỡ, xuất khẩu giảm sút và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, chính phủ Nhật bồi thường tiền mặt cho những người này để họ quay trở về Mỹ Latinh.

Khi kinh tế hồi phục, một số chủ doanh nghiệp đã cố gắng sử dụng hệ thống nhập cư đã có từ những năm 1990 để chào đón người nước ngoài vào làm việc trong quãng thời gian 3-5 năm.

Ông Abe từng nói rằng ông muốn "hỗ trợ những lĩnh vực thực sự cần người lao động bằng cách chấp nhận những lao động nhập cư sẽ chỉ ở lại một thời gian ngắn và không kèm theo người thân". Tuy nhiên, thực tế cho thấy để mở cánh cửa một cách thận trọng không phải là điều dễ dàng. Khi chính phủ tuyên bố chỉ hạn chế chương trình visa mới trong 5 ngành, một loạt ngành khác cũng lên tiếng đòi hỏi quyền lợi tương tự. Cuối cùng thì con số tăng lên 14 ngành.

Luật mới có hiệu lực từ tháng 4 với hi vọng trong 5 năm tới có thể tuyển thêm 340.000 lao động nước ngoài cho những vị trí đòi hỏi kỹ năng thấp. Tuy nhiên, các địa phương và doanh nghiệp vẫn có phần lúng túng. Nagasaki Industry Co., công ty chế tạo ở thành phố Nagoya, đang phụ thuộc vào các lao động nhập cư được phép làm việc ở Nhật theo hệ thống cũ. Tuy nhiên theo chương trình cấp visa mới thì công việc của họ lại được coi là có trình độ cao.

Chương trình này cho phép chính phủ giảm chấp nhận người nhập cư nếu như kinh tế suy thoái hoặc công nghệ giúp nhu cầu về lao động giảm bớt. Các chuyên gia kinh tế tại Mitsubishi Research Institute dự đoán tình trạng thiếu hụt lao động ở Nhật Bản sẽ đạt đỉnh vào năm tới, thiếu khoảng 2 triệu lao động, và sẽ dần dần giảm xuống. Đến năm 2028 nhu cầu có thể về 0 nhờ những tiến bộ trong công nghệ robot và AI.

Còn ở thời điểm hiện tại, người lao động nước ngoài đang ở vị thế tốt vì Nhật Bản phải cạnh tranh với một số nước châu Á khác trong việc thu hút lao động. Mỗi năm Hàn Quốc cấp khoảng 45.000 visa cho người lao động từ các nước như Pakistan và Nepal, chủ yếu là các công việc trong lĩnh vực sản xuất và thủy sản. Đài Loan (Trung Quốc) cũng dự định ra luật mới để thu hút lao động nước ngoài.

Mitsuru Nishigaki điều hành 1 trường đào tạo tiếng Nhật ở Yangon, Myanmar. Trường sẽ giới thiệu sinh viên cho các nhà tuyển dụng Nhật Bản, Hiện có 45 sinh viên sắp sang Nhật để làm việc cho 1 chuỗi nhà hàng theo chương trình visa mới. Ông Nishigaki cho biết một số người Myanmar thích đi làm ở Hàn Quốc hơn vì chế độ tốt hơn và phí môi giới cũng ít hơn. Tuy nhiên sang Nhật lại giúp người lao động có thêm nhiều kỹ năng sẽ hữu dụng khi họ trở về quê nhà.

Điều kiện làm việc của công nhân nước ngoài trong các nhà máy ở Nhật Bản gây nhiều chú ý từ năm ngoái, sau 1 vụ lùm xùm. Điều tra của Bộ Tư pháp cho thấy 9.052 tu nghiệp sinh (tương đương 2% tổng số) bỏ việc trong năm ngoái vì bị đối xử không công bằng. Có 171 thiệt mạng từ năm 2012 đến 2017, trong đó 17 người tự tử.

Alovera (32 tuổi) bắt đầu nghĩ đến chuyện sang Nhật làm việc sau khi sang chơi với chị gái đang sống ở Nhật. Giờ đây cô đi học từ 9h sáng đến 4h30 chiều, 6 ngày 1 tuần. Buổi tối, cô quay trở lại ký túc xá cũ kỹ với những bức tường chóc sơn và mùi ẩm mốc. Cô học thêm vài tiếng nữa, đôi khi nghe tin tức bằng tiếng Nhật trên radio. Trên tường dán đầy những tờ báo tiếng Nhật, bên cạnh đó là ảnh đứa con trai 7 tuổi cô. Hiện bé đang sống của bà nội ở Philippines.

Sau 6 tháng đào tạo, cô sẽ được phân việc ở 1 nhà dưỡng lão ở một vùng nông thôn. Chồng cô cũng đi theo chương trình này nhưng được phân việc ở nơi cách đó 1 giờ lái xe.

Ở Philippines, nơi Alovera đã làm y tá được 5 năm, cô kiếm được 287 USD mỗi tháng. Ở Nhật cô sẽ nhận được mức lương cao gấp 5 lần.

Gần đây hai vợ chồng đã có một phen hốt hoảng khi đứa bé bị sốt. Họ lo sợ bé mắc sốt xuất huyết sau khi bạn học của bé qua đời vì căn bệnh này. Alovera không thể tập trung vào việc học. "Đôi lúc tôi nghĩ rằng mình muốn về nhà, về với gia đình. Nhưng lý do đầu tiên khiến tôi đến đây cũng là vì gia đình".

Theo Trí thức trẻ/WSJ

Tags:
Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng, giá đồng yên giảm

Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng, giá đồng yên giảm

Sau 4 năm trì hoãn, hôm nay (1/10) là ngày đầu tiên Nhật Bản thực hiện tăng thuế tiêu dùng từ 8% – 10%.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất