Thiết kế rái cá bị còng tay thắng giải Huy hiệu chống biến thái ở Nhật
Giải nhất đã thuộc về Shota, một học sinh của trường trung học Sadowara Miyazaki. Ngoài truyền đi thông điệp “Sàm sỡ là một tội ác” và “ Chúng tôi sẽ không im lặng”, việc thiết kế hình ảnh một con rái cá dễ thương trong chiếc còng tay đang lật váy nữ sinh còn mang ý nghĩa “Dù người thực hiện hành động đó là người thế nào thì cũng sẽ không được tha thứ”.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trao giải thưởng đặc biệt cho một số huy hiệu như huy hiệu “No!!!”, ống kính máy quay, camera giám sát và huy hiệu hình những con vật với cái nhìn khinh bỉ trước hành vi sàm sỡ của những kẻ biến thái.
Một số người đã tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của các huy hiệu này. Tuy nhiên, Akira Saito, chuyên gia sức khỏe tâm thần, cố vấn của cuộc thi tin rằng những biểu tượng này có thể là biện pháp ngăn chặn hiệu quả. “ Tôi đã tham gia vào điều trị cho hơn 2000 tội phạm tình dục. Những người này chủ yếu nhắm vào các nữ sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông không đơn giản chỉ vì thích đồng phục mà còn vì đồng phục là biểu tượng của sự vâng lời. Tôi đã hỏi những người đó sẽ làm gì khi thấy nữ sinh đeo huy hiệu chống chikan và nhiều người trong số đó nói rằng sẽ không đụng tới những nữ sinh ấy.”
Được biết, năm 2005, một nữ sinh trung học Nhật Bản với bút danh Takako, người đã trải qua nhiều lần bị quấy rối tình dục trên tàu điện, đã cùng với mẹ cô thực hiện chiến dịch gây quỹ để sản xuất ghim chống chikan. Trung tâm phòng chống quấy rối sau đó đã tổ chức cuộc thi thiết kế huy hiệu chống chikan dựa trên sáng kiến này. Năm nay, cuộc thi thu hút 581 bài dự thi từ 126 trường học trên khắp cả nước.
Ác mộng đổi tình lấy việc của phụ nữ Nhật vào mùa tuyển dụng
Để tăng cơ hội tìm được việc làm, các sinh viên Nhật Bản kết nối với mạng lưới những người đang làm việc tại các doanh nghiệp và phải chịu rủi ro từ các cuộc hẹn gặp riêng.