Thí nghiệm cảm động: Khi những bà mẹ Nhật Bản được nghe lại tên gọi của chính mình
Ở Nhật Bản, phụ nữ muốn lập gia đình đều phải cải họ theo tên của chồng mới được phép chính thức kết hôn. Và với một quốc gia xưng hô bằng họ (first name), điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ phải thay đổi danh tính vốn có của bản thân, và cái tên ấy thậm chí còn có nguy cơ mất đi mãi mãi.
Trong xã hội Nhật Bản ngày nay, rất nhiều phụ nữ mang tư tưởng sẽ ở nhà sau khi lấy chồng để chăm lo cho gia đình cho tốt. Và nếu không đi làm, tên mẹ đẻ của họ cũng chẳng cần đến làm gì nữa. Và rồi đến khi sinh con, tất cả được thay bằng một chữ: Mẹ!
"Mẹ ơi, lấy cho con cái này!"; "Mẹ ơi, làm cho con cái kia!". Dần dần đến chính chồng của họ cũng chỉ gọi vợ bằng cái tên thân thương: Mẹ nó ơi...
Cũng bởi vậy, một số nhà khoa học quyết định thực hiện một thí nghiệm ghi lại cảm xúc của những người phụ nữ "mất tên" khi được gọi bằng cái tên đã mất của mình.
Và kết quả thực sự khiến con người ta rung động.
Tranh cãi kịch liệt về những cái tên
Nhắc lại vấn đề kết hôn, chính xác hơn thì theo luật pháp của Nhật Bản từ năm 1896, các cặp đôi muốn kết hôn cần phải có chung họ. Một người đàn ông có lựa chọn cải họ theo nhà vợ, nhưng hầu hết người đổi là phụ nữ - lên đến 96%.
Nhưng sự thực là không phải ai cũng thích như vậy. Năm 2015, một nhóm phụ nữ đã đứng ra gây áp lực với chính phủ, đòi hỏi thay đổi luật lệ kết hôn nhưng không có kết quả.
"Mất đi họ tên, chẳng khác gì bạn mất đi danh dự. Nó giống như một phần danh tính của bạn chợt tan biến" - Kaori Oguni, một trong những phụ nữ đứng ra phản đối cho biết. Cô cũng đã lập gia đình, đã phải cải họ trên giấy tờ, nhưng vẫn sử dụng họ tên thật trong công việc.
Trên thực tế, việc phải cải họ sau khi lập gia đình đã là vấn đề gây tranh cãi đối với không chỉ Nhật Bản, mà còn tại Mỹ và nhiều nước châu Âu. Rất nhiều người cảm thấy rằng việc phải đổi họ giống như phải tự tay xóa đi danh tính của mình vậy. Và thế là, họ chọn con đường của riêng mình.
Tại Mỹ trong những năm gần đây, khoảng 20% phụ nữ vẫn cương quyết giữ lại họ gốc của mình sau khi lấy chồng, và 10% chọn cách sử dụng đan xen. Nhưng ở Nhật Bản, phụ nữ chẳng có lựa chọn nào khác.
Khi đi làm, họ có thể dùng tên cũ, nhưng trên giấy tờ, các bà vợ Nhật buộc phải sử dụng họ của chồng (và ngược lại). Một số chọn cách không đăng ký kết hôn để giữ lại tên, nhưng điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ mất đi những quyền lợi mà một cặp vợ chồng đáng lý phải được hưởng - bao gồm cả quyền thừa kế.
Nguồn: Kenh14.vn
Thật khó tin nhưng anime Nhật Bản vừa tròn 100 năm tuổi, cùng nhìn lại quá trình phát triển của loại hình nghệ thuật đặc sắc này
Namakura Gatana, một anime ngắn từ năm 1917, được coi là tác phẩm hoạt hình lâu đời nhất ở Nhật Bản với bản in vẫn còn sử dụng được. Bộ phim này được coi như mốc đầu tiên trong lịch sử cả thế kỷ của anime.