Tɦế ցiới пցười ɫɾưởпց ɫɦàпɦ: Kɦôпց ρɦải cứ пỗ Ɩực sẽ ɱɑпց Ɩại ƙếɫ qᴜả пɦư ɱoпց ᵭợi, пɦưпց cɦỉ cầп ɓắɫ ᵭầᴜ, ƙɦôпց ɓɑo ցiờ Ɩà ɱᴜộп!
Còn hơn một tháng nữa là đến kỳ thi tiếng Anh cấp 4-6, có rất nhiều học sinh hỏi tôi: "Thầy ơi bây giờ mới ôn thì có kịp không?"
Kỳ thực, khoảng hai tháng nữa là đến kỳ thi nghiên cứu sinh, còn chưa đầy nửa tháng nữa là đến lần thi TOEFL tiếp theo, còn chưa đến một tuần nữa là đến lần thi GRE gần nhất, còn chưa tới 60 ngày nữa là đến kỳ thi học kỳ.
My God, bây giờ chuẩn bị ôn, có kịp không đây?
Nguyên nhân khiến chúng ta lo lắng vẫn luôn là bởi bản thân và mục tiêu đề ra có khoảng cách quá lớn, cũng có thể là khoảng cách với người khác là quá xa, nên không biết bắt đầu như thế nào mà thôi.
Những người không cảm thấy lo lắng kia, là bởi họ đang làm những việc họ lo lắng. Phương pháp hiệu quả nhất để đánh bại sự lo âu thực ra rất đơn giản: Hãy giải quyết những thứ khiến bạn lo âu ngay và luôn!
Chia sẻ với bạn hai câu chuyện sau đây:
Câu chuyện thứ nhất
Mấy năm trước, tôi dạy lớp ôn thi nghiên cứu sinh. Trong lớp học đó, có một người phụ nữ hơn ba mươi tuổi. Ban đầu, tôi cứ nghĩ cô ấy là phụ huynh của một học sinh nào đó, về sau mới hay chính cô ấy là người muốn tham gia thi.
Cô ấy kể với tôi rằng mình vốn có một gia đình rất hạnh phúc, cô ở nhà chăm sóc con cái. Không may chồng cô gặp sự cố, thế là cả thế giới của cô bỗng chốc sụp đổ.
Vì thế, cô quyết định đi thi nghiên cứu sinh để có thể độc lập về kinh tế và thay đổi cuộc sống của mình.
Tôi ngồi nghe rất chăm chú, cứ nghĩ đây là một câu chuyện động viên tinh thần và ý chí. Thế nhưng, kết quả là cô ấy lại hỏi tôi: "Tôi đã thôi học một thời gian dài, khả năng tiếp thu đều hỏng cả, hiện giờ trình độ Tiếng Anh chỉ ở mức học sinh Tiểu học, bây giờ mới ôn thi liệu có kịp không?"
Khi đó, còn chưa đầy hai tháng là đến kỳ thi.
Trong lòng tôi nghĩ, chắc là không kịp rồi.
Tôi đã từng biết vài học sinh cách kỳ thi gần hai tháng mới bắt đầu ôn luyện. Cuối cùng kết quả thi hoàn toàn không tốt. Bởi lẽ trong thời gian ôn thi, các em luôn bị dao động, luôn tự ti, do đó hình như các em chỉ tới thư viện ôn một hai ngày, còn đâu chỉ học thuộc lòng vài từ mới mà thôi.
Sự lo lắng dần dần đã đánh bại các em.
Tôi không nói gì, chỉ nhẹ nhàng bảo cô ấy hãy cố gắng, dồn hết sức mình để ôn luyện.
Sau này, tôi mới biết, cô ấy đã đem tất cả vốn liếng tích lũy của mình để đăng ký học lớp một thầy một trò tất cả các môn tiếng Anh, chính trị và chuyên môn. Tôi khá ngạc nhiên khi thấy cô ấy tham gia lớp tiếng Anh một thầy một trò của mình.
Tôi hỏi: "Sao chị lại đăng ký vào lớp đắt thế này?"
Cô ấy trả lời: "Sắp không kịp rồi, phải dốc toàn lực để tiến lên thôi thầy ạ."
Thời gian đó, hằng ngày tôi liên tục đứng lớp. Nhưng chỉ cần là giờ học của cô ấy, cô ấy đều đến sớm mười phúc đứng trước cửa chờ tôi và không quên đem quyển từ mới ra học thuộc. Cô ấy đã sử dụng rất tốt thời gian nhàn rỗi ít ỏi của mình. Khởi động trạng thái học tập trước khi lên lớp, buổi sáng đến thư viện trường chiếm chỗ ngồi, buổi tối lại học đến thâu đêm.
Những lúc tôi vội trở về trường, cô ấy luôn mời tôi lên xe để đưa tôi về. Như thế trên đường đi, cô ấy có thể hỏi tôi một số vấn đề.
Một hôm, tôi trông thấy trên trán cô ấy in rõ hai vệt đo đỏ, tôi giật mình, hỏi ngay: "Chị thế này làm sao mà thi nổi? Vừa bị trúng gió đúng không?"
Cô ấy ngượng nghịu cười đáp: "Thầy lang bảo như thế này tốt cho trí nhớ thầy ạ!"
Chắc đã khá lâu cô ấy chưa gội đầu, quần áo cũng chẳng bận tâm thay đổi. Mỗi lần đến cô ấy đều xin lỗi tôi mà rằng: "Tôi quên mất!"
Tôi chỉ lắc đầu, rồi nhanh chóng vào bài học.
Đến lúc sắp thi, cô ấy vẫn gọi điện cho tôi bảo: Trước khi thi đã đi bái Thần linh, xin ít may mắn.
Tôi chỉ biết lặng im.
Cuối cùng, cô ấy đã thi đỗ Học viện Âm nhạc Trung ương và trở thành nghiên cứu sinh lớn tuổi nhất năm đó.
Hiện nay, cô được ở lại trường làm giáo viên. Cô đã có một công việc rất tốt và quan trọng là đã có được cuộc sống mà mình mong muốn.
Hiện tại, câu nói cô ấy hay dùng khi lên lớp lại chính là câu mà tối đã từng nói: "Cách tốt nhất để đánh bại lo âu chính là giải quyết những việc khiến bạn lo lắng ngay và luôn!"
Sau chuyện này tôi cũng hiểu ra rằng:
Chỉ cần bắt đầu, không bao giờ là muộn!
Thế nhưng thế giới này có những lúc rất không công bằng. Có những lúc sự cố gắng sẽ không đem lại kết quả mà ta mong chờ.
Câu chuyện thứ 2
Để tôi kể tiếp một câu chuyện về "năng lượng phụ."
Thầy Allen - biệt danh người phiên dịch ngông cuồng - mấy năm trước, khi ôn thi cũng trong tình trạng vội vã như thế. Khi chỉ còn ba tháng là thi, bỗng một hôm anh ta cao hứng gọi điện thoại cho tôi và bảo: "Anh ơi, em không tìm việc nữa, em muốn thi nghiên cứu sinh."
Phản ứng đầu tiên của tôi là: "Muộn quá rồi."
Allen đáp: "Cứ cố gắng đã, nếu không được như dự tính thì ít ra bản thân cũng không ân hận."
Thế là ba tháng trời ấy, hằng ngày anh ta đều ngồi lì trong phòng tự học tám, chín tiếng đồng hồ. Tuy nhiên do thời gian ôn thi quá ngắn, anh ta đã thi trượt, thiếu đúng mười điểm.
Quả thật, cái thế giới này cho chúng ta cảm giác rất không công bằng: Tôi chuẩn bị quá muộn, nên dù đã rất cố gắng đến đâu, cũng không kịp, thế thì phải làm sao?
Ngày biết tin thi trượt, chắc Allen sẽ thất vọng, thậm chí tuyệt vọng.
Nhưng những người có khả năng trước nay đều không có thời gian để oán hận, chỉ trích hay tuyệt vọng. Họ luôn âm thầm mài giũa vũ khí của mình để đón chờ trận chiến tiếp theo.
Vào tháng ba, sau khi nghỉ ngơi một thời gian ngắn, anh ta thuê một căn phòng nhỏ tại Bắc Kinh, bắt đầu khoảng thời gian ôn luyện một năm liền. Sau không biết bao nhiêu ngày đêm nỗ lực, anh ta đã đỗ đầu Học viện Ngoại giao.
Tôi từng hỏi anh ta: "Nếu biết sớm năm nay mới có thể thi đỗ, năm ngoái chắc chẳng cần phải học liên tục trong ba tháng liền nhỉ?"
Anh ta trả lời: "Không đâu, ba tháng ấy tuy không thi đỗ, nhưng mọi sự bắt đầu từ lúc đó. Nếu khi đó không xuất phát, thì sau này sẽ không đến đích được. Ba tháng ôn luyện ấy làm tôi hiểu một điều:
Cuộc đời hãy còn dài lắm, chỉ cần bắt đầu thì mãi mãi không bao giờ là muộn cả!
Kỳ thực, thế giới có thể rất công bằng.
Quả vậy, con người run rẩy nhất chính là vì cứ muốn có được bước đi đầu tiên thật đẹp đẽ, thật phong độ thành ra thường chần chừ không dám bước, do đó không thể bắt đầu được.
Nếu bạn còn đang rối ren, còn đang lo lắng, còn đang mờ mịt, tôi muốn nói nghiêm túc với bạn rằng: "Bạn không đau khổ một mình đâu!"
Những người thành công nhìn bề ngoài như chẳng tốn công sức tí nào, là vì có ai mà biết được rằng thật ra anh ta đã bị giày vò bao lần bởi các bài luận, các bài thi; những người cả ngày cứ như chỉ tươi cười, ai biết rằng ban đêm anh ta đã khóc bao nhiêu bận; những người đang đứng thẳng kia, ai biết rằng đã phải quỵ ngã bao nhiêu lần.
Những người đó thành công, là bởi họ không bao giờ dừng lại, luôn bước đi trên đường, dũng cảm tiến tới. Họ không có thời gian để lo âu, thời gian lo âu ấy đều để tận lực giải quyết những chuyện cần lo.
Họ luôn tin rằng, chỉ cần bước đi bước chân đầu tiên, thì mãi mãi sẽ không bao giờ là muộn.
Họ đã ở trên đường rồi, còn bạn thì sao?
(Theo sách "Gọi là ổn thực ra là hoài phí cuộc sống", tác giả Lý Thượng Long)
Nguồn: Cafebiz
3 ɫɦói qᴜeп TIÊU TIỀN ցiúρ ɓạп sốпց ɗư ɗả: Nɦiềᴜ ɦɑy íɫ ɫiềп ƙɦôпց qᴜɑп ɫɾọпց ɓằпց ʋiệc ɓạп Ɩàɱ ցì ʋới số ɫiềп có ᵭược ᵭể ɦɑпɦ ρɦúc ɦơп
3 ɫɦói qᴜeп TIÊU TIỀN ցiúρ ɓạп sốпց ɗư ɗả: Nɦiềᴜ ɦɑy íɫ ɫiềп ƙɦôпց qᴜɑп ɫɾọпց ɓằпց ʋiệc ɓạп Ɩàɱ ցì ʋới số ɫiềп có ᵭược ᵭể ɦɑпɦ ρɦúc ɦơп