Tận mắt chứng kiến giờ ăn trưa của trẻ em Nhật Bản để thấy các bé đã học được gì từ 45 phút này
Tháng 10/2019, một báo cáo của UNICEF cho thấy trẻ em Nhật Bản khỏe mạnh nhất thế giới. Không chỉ thế, tỉ lệ tử vong của trẻ em đất nước mặt trời mọc cũng rất thấp, tỉ lệ béo phì thấp nhất trong số 41 quốc gia phát triển trên thế giới.
Học sinh Nhật tự dọn dẹp phòng học và nhà vệ sinh: Mục đích không chỉ để cho sạch mà còn chứa đựng cả bài học ý nghĩa
Truyền thống bữa trưa lành mạnh đã có từ rất lâu ở Nhật. Từ cuối thế kỷ 19, nhà nước Nhật đã khuyến khích ăn trưa ở trường và ban hành Đạo luật Dinh dưỡng Trường học. Hơn 40 năm qua, sữa là món không thể thiếu trong menu bữa trưa của các trường học ở Nhật. Nhờ đó mà chiều cao trung bình của người dân nước mặt trời mọc tăng thêm 15cm so với 100 năm trước.
Trong 45 phút ăn trưa, học sinh không chỉ được thưởng thức bữa ăn ngon mà còn được tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp vệ sinh sau khi ăn qua đó dạy cho trẻ sự quan trọng từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống.
Các em học cách biết ơn người đã nấu ăn, dọn bữa cho mình, học cách biết trân trọng những món ăn và yêu lao động.
Để tìm hiểu cặn kẽ xem bữa trưa của trẻ em Nhật Bản tại trường như thế nào và trẻ học được gì qua 45 phút ăn trưa đó, cùng đảo một vòng từ nhà bếp tới bàn ăn của một trường tiểu học Saitama ở Nhật để thấy các học sinh ở đây được giáo dục tốt như thế nào. Hình ảnh được sử dụng từ bộ phim tài liệu “Bữa trưa ở trường tại Nhật Bản” vừa thực hiện gần đây.
Nhà bếp của trường rất sạch sẽ, ngăn nắp, tất cả các dụng cụ nấu ăn, nồi, chảo đều được sắp xếp theo thứ tự.
Nhân viên nhà bếp mặc đồng phục, đội mũ, đeo khẩu trang trắng rất sạch sẽ. Khoai tây này là do các học sinh lớp 6 trồng và thu hoạch ngay tại trang trại của nhà trường.
Trước khi cho học sinh ăn, hiệu trưởng sẽ cùng đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng kiểm tra từng món ăn bằng cách thử từng món. Chuyên gia dinh dưỡng cũng có nhiệm vụ tìm hiểu xem mỗi món ăn có chất gây dị ứng không.
Các em xếp hàng từng người rửa tay trước khi ăn trưa.
Các bạn không trong nhóm chia cơm sẽ tự trải khăn ăn và lấy đồ dùng cá nhân của mình như: đũa, bàn chải đánh răng, cốc đánh răng, xếp lên bàn.
Nhà trường sẽ yêu cầu một số học sinh lớp lớn vào bếp giúp làm những công việc đơn giản như rửa rau, chuẩn bị suất ăn cho các bạn. Nhiệm vụ này giúp các em hiểu được để có một bữa ăn nóng sốt, ngon lành cho học sinh, các nhân viên đã phải làm việc hết sức tận tụy.
Trước khi vào lấy cơm chia cho các bạn, thầy giáo và nhóm học sinh còn làm vệ sinh tay một lần nữa.
Lấy cơm cho lớp mình xong, các bạn đồng thanh nói lời cảm ơn với các bác đầu bếp.
Đến giờ ăn, bạn nào cũng phải mặc quần áo trắng đồng phục khi ăn, đầu đội mũ và miệng đeo khẩu trang.
Các bạn trong nhóm phụ trách chia suất ăn cho các bạn cùng lớp làm việc rất tận tụy.
Khi ăn, các bé sẽ bỏ khẩu trang ra để ăn.
Một bữa ăn trưa của học sinh tại trường tiểu học Saitama, Nhật Bản sẽ có cá, khoai tây nghiền, súp rau, bánh mì và sữa.
Hai cán bộ lớp sẽ hỏi nhóm chia cơm xem còn thừa những thức ăn gì, và sau khi kết thúc bữa ăn, các học sinh trong lớp sẽ oẳn tù tì để xem ai phải ăn nốt phần còn thừa. Mục đích của việc này là không để lãng phí thức ăn.
Thầy giáo cũng sẽ ngồi ăn trưa cùng học sinh ngay tại lớp học.
Bạn chia sữa, bạn chia bánh mì cho các bạn trong lớp.
Ăn xong, mỗi bạn sẽ lấy bàn chải chải răng luôn trên bàn ăn, và sau đó ra bồn rửa để súc miệng.
Uống xong sữa, các bé không quên xé hết hộp sữa ra để chút nữa bạn nào có nhiệm vụ sẽ rửa những hộp sữa này sạch sẽ và cho vào túi rác được phân loại.
Một bạn học sinh rửa túi sữa mà các bạn vừa uống xong trước khi cho vào túi rác.
Tiếp đến là 20 phút vệ sinh trường học mỗi ngày sau khi ăn. Các học sinh sẽ lau sàn lớp, cầu thang, nhà tắm, hành lang.
Một số món ăn ở trường dùng rau tự trồng để nấu và trang trại còn trồng cả lúa. Ngoài ra, để học sinh hiểu được quy trình sản xuất cây trồng, nhà trường sẽ sắp xếp một số học sinh thay phiên nhau gieo hạt để các em có thể hiểu được quá trình lớn lên của cây trồng cho đến khi trở thành thực phẩm nuôi sống con người mỗi ngày.
Nguồn: Tổ quốc
Làm việc tới biến dạng tay, thực tập sinh tại Nhật vẫn bị đuổi về nước
Nhiều thực tập sinh, người lao động nước ngoài ở Nhật Bản bất mãn khi nhận được mức lương thấp hơn nhiều so với thỏa thuận ban đầu và bị vắt kiệt sức lao động.