Tạm biệt nước Nhật…

Ngày con tới Nhật đầu tiên trời đổ cơn mưa, thì ngày con ra đi trời cũng đổ mưa. Năm tháng cứ thế chảy trôi mà con không hề hay biết.

Xứ sở Phù Tang nơi con dành trọn vẹn thanh xuân để cố gắng, nơi con từng rơi giọt nước mắt ấm ức, nơi con đã từng vấp ngã mà vẫn phải tự đứng dậy đi tiếp. Vùng đất đã khiến con trưởng thành hơn, tổn thương hơn và cũng chai lì hơn, nhưng vì chính lẽ đó khi rời xa con lưu luyến Nhật Bản này.

Tuy có những lúc con bị lừa gạt, bị khinh rẻ, hay phản bội, nhưng cũng nhiều khi con ấm lòng nơi xứ người. Một cái bánh từ người quản lý Nhật lúc mắt tối xầm lại vì miệt, sự quan tâm của bạn bè khi ốm, những cử chỉ quan tâm âm thầm như than hồng sưởi ấm con qua đêm đông . Những ngày rảnh rang đi chơi cùng bạn bè, những kỉ niệm cứ thế nhiều lên.

3 năm hay 5 năm hay nhiều hơn tự bản thân con thấy mình dần khác đi với con của quá khứ, trưởng thành và độc lập hơn. Người ta nói đúng “Trưởng thành phải trải qua hết thảy nỗi đau hay hạnh phúc ” Cái giá của trưởng thành rất mắc mà có những người cả đời không muốn trưởng thành.

Mấy ngày gần đây con không còn sợ hai từ “Trở Về” con thấy trống rỗng thấy lạ, con muốn nhìn nhiều hơn cảnh vật đã gắn bó với con suốt xuân thì, những người cùng vui cùng buồn có khi sẽ không thể gặp lại nhau. Có lẽ con vẫn còn tiếc nuối vì chưa thực sự thực hiện hết những mong muốn của mình. Dang dở luôn khiến người ta luyến tiếc như mối tình đầu dở dang.

Con từng nói với một chị bạn khi chị ấy khóc khi người bạn của chị về nước rằng :” Tại sao chị lại khóc, đau buồn khi mà ở sân bay có người đang vui mừng mong chờ con cái họ trở về”

Thế giới thật thú vị . Không có đau buồn nào là mãi mãi, ở nỗi đau của bạn là hạnh phúc của người khác. Chấp nhận và buông bỏ để đi tới cánh cửa mới. Dù trở về có nhiều thử thách như thế nào, con sẽ vẫn mở từng cánh cửa, con chỉ có một quê hương duy nhất là Việt Nam.

Nguồn: Sưu tầm

Tags:
Kế hoạch xả 1 triệu tấn nước nhiễm xạ ra biển của Nhật gây báo động

Kế hoạch xả 1 triệu tấn nước nhiễm xạ ra biển của Nhật gây báo động

Bộ Kinh tế Nhật Bản đề xuất xả dần hoặc làm bay hơi lượng nước nhiễm xạ “khổng lồ” của nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi bị phá hủy trong thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất