Tại sao người Nhật không ăn Tết âm lịch?

Đã gần hai thế kỷ không còn đón Tết âm lịch nhưng những phong tục của người Nhật trong dịp năm mới (dương lịch) vẫn giữ được nét tinh hoa và đặc sắc của văn hóa Phù Tang xưa.

Ảnh: portlandjapanesegarden

Ảnh: portlandjapanesegarden

Sau 5 năm tiến hành công cuộc Duy Tân, vào ngày 1/1/1873, Nhật Bản chính thức chuyển sang ăn Tết theo lịch Mặt Trời (dương lịch). Người Nhật gọi ngày Tết là “Oshogatsu”. Trong tiếng Nhật, “Oshogatsu” vốn là từ dùng để gọi tháng Giêng nhưng dần dần, nó được hiểu là ba ngày đầu tiên của năm mới.

Người dân xếp hàng trước đền Yushima Tenman-gu, Tokyo để cầu nguyện. Ảnh: Asakovn

Người dân xếp hàng trước đền Yushima Tenman-gu, Tokyo để cầu nguyện. Ảnh: Asakovn

"Omisoka" là từ người Nhật dùng để chỉ ngày 31.12. Trong ngày cuối cùng của năm cũ, họ dành thời gian để dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ để gột bỏ những gì không may mắn của năm cũ và chào đón Thần năm mới Toshigamisam - vị thần mang lại may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.

Vào ngày đầu năm, người Nhật luôn trang trí Kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn. Kadomatsu là ba ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Ba ống tre tươi vát chéo được xếp từ cao xuống thấp, tượng trưng cho chiếc thang để đón Thần Toshigamisam xuống hạ giới. Số cành thông phải là số lẻ bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia đều và sẽ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt. Lý do để người Nhật dùng cành thông trang trí nhà cửa vì trong mùa đông, lá của loài cây này vẫn xanh tươi, sắc, nhọn, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống, có thể diệt trừ ma quỷ.

"Chiếc thang" để đón Thần may mắnToshigamisam xuống hạ giới. Ảnh: Portlandjapanesegarden

Nếu không có ống tre, Kadomatsu có thể chỉ đơn giản là cành thông đặt trước cửa, chỉ cần số nhánh trên cành là số lẻ.

Đồ trang trí trước một ngôi nhà Nhật truyền thống vào dịp Oshogatsu. Ảnh: Hisako Nakamura Isa

Đồ trang trí trước một ngôi nhà Nhật truyền thống vào dịp Oshogatsu. Ảnh: Hisako Nakamura Isa

Cũng tương tự tục cắm cây nêu ngày Tết ở Việt Nam xưa, dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người Nhật treo Shimekazari - một loại bùa chú có ý nghĩa ngăn không cho ma quỷ vào nhà. Ngày nay, người ta không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn.

Bùa may mắn Shimekazari được làm từ Shimenawa, một loại dây linh thiêng đối với người Nhật và các vật liệu khác như cam đắng, dương xỉ và một dải giấy trắng gọi là Shide. Ảnh: Dbukhleva

Bùa may mắn Shimekazari được làm từ Shimenawa, một loại dây linh thiêng đối với người Nhật và các vật liệu khác như cam đắng, dương xỉ và một dải giấy trắng gọi là Shide. Ảnh: Dbukhleva

Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7/1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa hoặc tự đốt trước cửa nhà như hình thức hóa vàng của người Việt.

Mâm cúng truyền của người Nhật không thể thiếu bánh gạo Mochi, quả hồng, hạt dẻ, hạt thông, đậu đen, cá trích, mực và cam.

Toshi-koshi soba – mì trường thọ. Đây là một món mì có tên gọi rất đặc biệt: “Toshi” trong tiếng Nhật có nghĩa là “năm”, kết hợp cùng “koshi” có nghĩa là “qua đi”. Ảnh: Toshimichi_kitayama

Toshi-koshi soba – mì trường thọ. Đây là một món mì có tên gọi rất đặc biệt: “Toshi” trong tiếng Nhật có nghĩa là “năm”, kết hợp cùng “koshi” có nghĩa là “qua đi”. Ảnh: Toshimichi_kitayama

Vào đêm Omisoka, người Nhật thường ăn mỳ trường thọ - Toshikoshi Soba trong bữa tối cuối năm hoặc dùng sau bữa tối kèm với Sushi, cua hay lẩu Sukiyaki trong tiếng chuông giao thừa. Các ngôi chùa sẽ gióng lên 108 tiếng chuông – tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người trong đạo Phật, kéo từ lúc 23 giờ đêm 31 đến 0 giờ của sáng ngày 1.

Kết thúc bữa cơm tất niên, nhiều người sẽ đến các đền, chùa gần nhà để đón giao thừa. Trước khi đi lễ phải rửa tay, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tại chùa, người Nhật sẽ tung những đồng xu (thường là đồng mệnh giá 500, 100, 50 và 10 yen) vào các hòm công đức lớn đặt ngay cửa. Sau đó, họ sẽ chắp tay cúi lạy 2 lễ, vỗ tay hai lần trước khi chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy thêm một lễ nữa.

Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng của Nhật Bản sẽ hoạt động suốt đêm giao thừa thay vì tạm ngừng từ 0 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau như thường lệ.

Một bữa cơm năm mới ở Nhật. Ảnh: Wasabi_cd

Một bữa cơm năm mới ở Nhật. Ảnh: Wasabi_cd

Vào sáng 1.1, các gia đình Nhật Bản đều làm lễ cúng Thần Năm Mới (Oshogatsu) để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mọi thành viên trong gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc. Sau nghi thức cúng Thần Năm Mới, họ sẽ cùng nhau uống rượu, ăn bánh Osechi (loại bánh truyền thống dành riêng cho ngày Tết) cùng canh bánh dày Ozoni.

Tạo hình ma quỷ đặc trưng của văn hóa Nhật Bản trong lễ hội ném đậu đầu năm. Ảnh: Darktideproductions

Tạo hình ma quỷ đặc trưng của văn hóa Nhật Bản trong lễ hội ném đậu đầu năm. Ảnh: Darktideproductions

Sau ba ngày Tết, người Nhật còn có Tết 7 loài hoa vào ngày 7.1. Tục làm vỡ bánh dày vào ngày 11.1 và Lễ thành nhân ngày 15/1 cho các thanh niên nam nữ tròn 20 tuổi. Sau những ngày này, nước Nhật mới thực sự hết Tết và trở lại hoàn toàn với cuộc sống nhộn nhịp hằng ngày…

Theo: laodong.vn

Tags:
Đừng khóc nhé! Tâm sự của một DHS Việt sau 3 năm bươn chải ở Nhật bản

Đừng khóc nhé! Tâm sự của một DHS Việt sau 3 năm bươn chải ở Nhật bản

“Du học sinh Nhật” – một cái mác có vẻ là nhà giàu, là đi du học kiếm được mấy chục triệu một tháng. Nhưng đằng sau cái mác đấy là những tâm sự, những câu chuyện không phải ai cũng hiểu. Chỉ những người đang trải qua mới biết được những cô đơn hờn tủi ra sao.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất