Sống ở Nhật “nhất tiếng, nhì tiền”
Thứ nhất: Các bạn đừng bao giờ nghĩ rằng ra nước ngoài là được ăn sung mặc sướng nhé. Dù là bạn đi theo bất cứ diện gì, xuất khẩu lao động, du học sinh hay thực tập sinh đi chăng nữa thì cũng nai lưng ra mà cày, cày ngày cày đêm.
Thứ hai: Cuộc sống ở Nhật sẽ càng khó khăn bế tắc hơn nếu bạn thiếu thứ này. Bạn sẽ nghĩ là thiếu TIỀN đúng không?
Nhưng không sống ở Nhật có 1 câu tôi luôn tâm đắc đó là: NHẤT TIẾNG NHÌ TIỀN. Vì sao à?
Đơn giản là sống ở Nhật mà bạn không biết người ta nói gì, cười gì thì làm sao bắt kịp được cuộc sống bên này. Chưa nói gì đến chuyện việc nhàn lương cao. Không biết tiếng thì làm sao đi xin việc được? Không biết tiếng thì phải tìm người soukai (giới thiệu) để có công việc, đương nhiên là lại mất tiền cho họ. Đó chỉ là mới nói đến công việc thôi. Không biết tiếng bạn không thể sống tự lập được vì đi bệnh viện, đi gia hạn visa, di chuyển, đi bất cứ đâu cũng cần phải nhờ người khác phiên dịch lại mới hiểu. Như thế có khổ không? Khổ chứ.
Khi có TIẾNG thì sao? Đương nhiên là lợi nhiều thứ chứ: Tìm việc dễ hơn, có việc thì có tiền; Giao tiếp tốt thì đương nhiên công việc dễ dàng hơn. Biết việc mà làm, biết sai mà sửa; Giao tiếp được thì có đi đâu làm gì cũng tự mình làm được.
Lúc tôi mới sang Nhật cũng khổ sở như mọi người thôi. Cũng chỉ học được 6 tháng rồi bay qua, sang đất Nhật giao tiếp còn kém lắm. Cũng vật lộn vì nói chẳng được nghe chẳng hiểu. Nhưng hãy cố gắng giao tiếp tốt tiếng Nhật, để không phải nhờ vả ai, không phải sợ gì nữa.”
Sau 3 năm bên Nhật, hành trang trở về nước của bạn là gì? Là T.I.Ề.N có đúng không? Ở Nhật Bản bạn kiếm được một số tiền lớn nhưng khi về Việt Nam, ngoài khoản tiền đó ra, bạn lại quay về vạch xuất phát như lúc trước khi đi Nhật thì thử hỏi mục đích “ĐI NHẬT ĐỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI” đã thực hiện được chưa?
Đừng để khoảng thời gian 3 năm ở Nhật khiến bạn trở thành một cái máy kiếm tiền. Hãy cố gắng hết sức có thể nhé.
Nguồn: Sưu tầm
COVID-19: Hơn 13.000 người Việt đã về nước an toàn
“Từ ngày 10/4 đến nay, Việt Nam đã tổ chức 55 chuyến bay, đưa 13.323 công dân ở các nước trên thế giới về nước tránh dịch”, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong cuộc họp báo hôm nay.