Số ρɦậп пgɦiệɫ пgã củɑ пgười ρɦụ пữ пɦặɫ ve cɦɑi пuôi cɦồпg, coп bạo bệпɦ: 'Số phận ngoảnh lưng lại với mình...'
Ở cái xóm Minh Yên, (xã Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An), không mấy ai là không biết đến gia đình chị Nguyễn Thị Mai. Một gia đình mà bà con hàng xóm nơi đây bảo nhau, "chắc là không có ai khổ hơn nữa đâu!”.
Xót xa cảnh người vợ nhặt ve chai nuôi chồng con bại liệt.
Trên chiếc giường chật chội kê nép ở một góc nhà, cháu Tô Quang Thông (SN 2004) nằm co quắp một chỗ. Dù đã ở tuổi 16 nhưng nhìn Thông trông không khác gì đứa trẻ hai, ba tuổi, chân tay co rút biến dạng vì căn bệnh xương thuỷ tinh.
Thông là con đầu của chị Mai. Chị Mai (sinh năm 1983), còn chồng chị là anh Tô Quang Trung (sinh năm 1980). Cả hai vợ chồng vẫn còn trẻ, còn trong độ tuổi lao động sung sức và nhẽ ra họ đã có thể có được một cuộc sống bình thường, nhưng dường như, số phận đang ngoảnh lưng lại với hai con người ấy...
Gia đình khốn khổ của chị Mai khi chồng chấn thương sọ não, con bại liệt nằm một chỗ.
Vụ tai nạn chấn thương sọ não sau một lần đi phụ hồ về năm 2019 đã lấy đi của anh Trung tất cả những khát vọng thoát nghèo để có thể nuôi nấng, chữa trị bệnh tật cho con.
Chị Mai kể lại rằng, khi anh bị tai nạn, mọi thứ trong chị như hoàn toàn sụp đổ. Có thứ gì trong nhà bán được chị đều đưa ra bán hết để cứu lấy chồng.
Khi trong nhà đã không còn gì để bán, chị lại phải vay mượn, lấy chỗ này đập vào chỗ nọ để điều trị bệnh cho anh. Vậy mà, chạy chữa tốn kém, song tình trạng bệnh của anh không thuyên giảm.
Cháu Tô Quang Thông bị bệnh xương thủy tinh, 16 năm rồi nhưng phải nằm một chỗ.
Nỗi đau dường như chưa buông tha chị, năm đó, cháu thứ hai của anh chị là Tô Quang Thái (sinh năm 2011) cũng phải mổ bẹn. Mọi gánh nặng của cả gia đình đổ đồn vào vai chị. Một mình chị thân cò lặn lội vừa chăm chồng, chăm con bại liệt lại còn phải cáng đáng trả nợ, nuôi đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.
Hình ảnh người phụ nữ nghèo lếch thếch xách bị, lúi húi bới từng thùng rác thải để nhặt ve chai, lần tìm những gì có thể bán được, trở nên quá quen thuộc với người dân xã Xuân Thành. Cứ thế, cứ thế, dù thu nhập một ngày chưa đến 100 nghàn, nhưng chị vẫn chưa từng nghỉ ngơi, bỏ cuộc. Việc gì có thể kiếm được ra tiền từ mồ hôi lao động, chị đều không một chút nề hà, dù là làm cỏ lúa thuê hay phụ hồ, làm những việc nặng nhọc của đàn ông.
Mọi sinh hoạt hàng ngày, Thông phải dựa vào người em trai tội nghiệp.
“Đã 16 năm rồi anh chị ơi, con em chưa một lần ngồi dậy. Các con biết khóc khi đau khi đói, nhưng chưa bao giờ em được thấy con rời giường nửa bước. Không biết tại sao ông trời lại hành hạ con em thế...” , chị Mai nói không nên lời.
“Vợ chồng em cũng đã cố gắng hết sức mình, để cho cháu lên các bệnh viện chạy chữa, nhưng cũng không được đều đặn, thường xuyên vì không có tiền. Không biết có phải vì vậy không mà bệnh của các cháu ngày càng nặng. Giờ đôi chân của cháu Thông co quắp cứng đơ không duỗi ra được nữa, mấy hôm nay bắt đầu nổi phát ban. Nhìn con như thế này, đau xót lắm! Nhưng em đã cùng đường mất rồi”. Những lời nói của chị Mai với chúng tôi lúc lau rửa cho chồng và con cứ xoáy vào tâm can, đau nhói.
Cả gia đình đang rơi vào hoàn cảnh bi đát.
Bà Nguyễn Thị Biểu (mẹ chồng của chị Mai) kể lại rằng, ngày trước do chồng bà tham gia kháng chiến, có thể vì chất độc da cam nên ảnh hưởng đến cháu sau này…
Năm nay bà đã ngoài 80, ở cái tuổi gần đất xa trời, chẳng còn mấy sức lực nhưng bà vẫn phải đi giúp việc cho người ta để bớt gánh nặng lên con cháu. Hai người phụ nữ, một già, một trẻ cứ vậy lầm lũi qua ngày.
Trước mắt họ, là những tháng ngày vô định mà gánh nợ cuộc đời thì quá lớn…Chia tay gia đình mà chúng tôi vẫn ám ảnh bởi cảnh gia đình đầy đau thương đó. Cuộc sống của họ sẽ đi về đâu khi mọi gánh nặng dồn lên trên đôi vai bé nhỏ của người phụ nữ ấy.
Cuối ɫɦáпg 7/2021, 4 coп giáρ được Cáɫ Tɦầп ɫrợ lực quý пɦâп giúρ sức, пɦờ đó ɱà sự пgɦiệρ ‘ĐỎ NHƯ SON’, ɫiềп ɫài cɦấɫ đóпg
Troпg пɦữпg пgày cuối ɫɦáпg 7 dươпg lịcɦ 2021, có 4 coп giáρ ɱɑy ɱắп được Cáɫ Tɦầп ɫrợ lực quý пɦâп giúρ sức ɱà đườпg sự пgɦiệρ vô cùпg ɫɦuậп lợi, ɫiềп củɑ về ɫúi cɦấɫ đóпg kɦôпg xài ɦếɫ.