Số phận của hơn 1000 đứa trẻ ẩn nấu bên trong nhà ga Ueno sau Thế Chiến
Nhà cửa bị thổi bay, đánh sập, gia đình lạc nhau trong lúc lánh nạn…đáng thương nhất vẫn là những đứa trẻ chưa thể tự lo cho mình.
Vì vậy sau chiến tranh, điều đầu tiên những người lớn ở Tokyo nghĩ đến là đi tìm con, cháu.
Ảnh: https://t-navi.city.taito.lg.jp/spot/tabid90.html?pdid1=185
Đây là hình ảnh ga Ueno, nhà ga lớn nhất phía đông Tokyo.
Và tất nhiên bên dưới nhà ga có cả hệ thống tàu điện ngầm.
Ảnh: https://www.tripadvisor.jp
Sau chiến tranh, hành lang ngầm này tan hoang đến nỗi muốn tiếp cận cũng không được. Chỉ đến sau này người ta mới khôi phục lại trạng thái như bây giờ.
Những đứa trẻ lạc gia đình, chúng lang thang và đến được nhà ga, sau đó tập trung lại đến hơn 1000 đứa.
Người ta gọi chúng là 浮浪孤児 (Furoukoji) – trẻ mồ côi tại nhà ga Ueno. Đương nhiên chẳng có ai trong số chúng có tiền cả. Quần áo mới cũng không, huống hồ đến nước tắm rửa. Vì vậy khi 1000 người chen chúc trong không gian nhỏ, hôi thối, nặng mùi chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.
Ảnh: https://tokyokushu.blog.so-net.ne.jp/2013-11-01
Không chỉ tập trung về Ueno mà nhiều ga khác ở Tokyo cũng xuất hiện những cô nhi đáng thương không có chốn nương thân, không có cơm ăn áo mặc.
Số lượng quá lớn khiến người dân Tokyo lúc đó không xoay sở hết lương thực cho tất cả. Vì vậy những đứa trẻ buộc phải lựa chọn 1 trong 3 cách để sống còn.
-Nhận thức ăn
-Nhặt thức ăn
-Cướp thức ăn
Với tình hình nước Nhật đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan thì “san sẻ” là cụm từ ít được nhắc đến. Và đương nhiên, miếng ăn đến miệng, ai lại làm rơi để đợi mà nhặt chứ.
Vì vậy, những đứa trẻ đói chỉ còn cách liều mình cướp của. Thế nhưng, thời đó, đồ để cướp cũng chẳng có gì, ngày cướp được củ khoai mì đã là hạnh phúc lớn lao lắm rồi.
Sự việc đến tai chính phủ đương thời, để bảo vệ trị an, những đứa trẻ bị bắt và đưa về nhà giam.
Ảnh: https://tokyokushu.blog.so-net.ne.jp/2013-11-01
Bọn cai ngục thậm chí không tỏ ra thương xót, ngược lại còn đối xử với những đứa trẻ như động vật, đếm người như thể đếm chó (一匹ippiki, 二匹 nihiki). Một số bỏ trốn được cuối cùng vẫn quay lại ga Ueno vì chẳng có chốn dung thân.
Mỗi sáng, khi chúng thức dậy, thấy người bạn bên cạnh lạnh cứng, lay mãi không dậy thì biết là bạn đã ra đi. Chuyện đó xảy ra hàng ngày, như thể chúng sống chỉ để đợi đến ngày chết. Không một tia hy vọng nào…
Ảnh: https://tokyokushu.blog.so-net.ne.jp/2013-11-01
Thế nhưng vẫn có những người sẵn sàng cứu giúp các em, không phải chính phủ mà là những dân thường cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
Những người lớn tập trung các em tại một cơ sở bảo trợ do họ tự lập nên, cho chúng ăn, dạy chữ và dạy đạo đức.
Vì vậy nói cách khác, nền hoà bình của xã hội Nhật Bản hiện nay được xây dựng từ chính bàn tay của người dân lương thiện chứ không phải chính quyền.
Nếu lúc đó chính phủ răn đe, đồng thời dạy cho chúng lẽ phải thay vì bỏ mặc đến chết thì có lẽ đã không có nhiều đứa trẻ ra đi.
Giờ đây, tuy xã hội bình yên, phát triển thịnh vượng, nhưng trong ký ức của người dân Tokyo, đặc biệt là những đứa trẻ sống sót qua thời điểm khó khăn lúc đó hẳn sẽ không bao giờ quên được chuỗi ngày sống như thể chỉ chờ đến ngày chết ấy.
Theo: japo.vn
Hành trình 1.015 bước chân tới ngôi đền đẹp bậc nhất Nhật
Khi biết phải leo lên cao cả nghìn bước để đến đền Yamadera, phản ứng ngay lúc đó của Karla Cripps là sự tuyệt vọng.